Học tập đạo đức HCM

Bảo tồn văn hoá làng trong xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 28/06/2014 13:25
Trong xây dựng nông thôn mới, Văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và mục đích cuối cùng của xây dựng nông thôn mới chính là nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân. Vậy làm thế nào vừa đảm bảo mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp ở làng quê, đòi hỏi cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế của mỗi địa phương.

Trong bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngoài các tiêu chí cơ bản về quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, còn có những quy định quan trọng về phát triển văn hoá, đảm bảo môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn. Bên cạnh tiêu chí phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, nhiều địa phương đã coi trọng tiêu chí xây dựng văn hoá, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại ở các làng quê. Phù Lưu là một làng cổ của tỉnh Bắc Ninh là một làng giàu truyền thống văn hoá. Về Phù Lưu ai cũng cảm nhận được nét hài hoà đan xen giữa cổ kính với hiện đại. Hệ thống các thiết chế văn hoá như đình, đền, chùa, văn chỉ, lễ hội của làng được bảo tồn nguyên vẹn. Trong xu thế phát triển, nhiều con đường được mở rộng, bê tông hoá. Thế nhưng, qua bàn bạc thảo luận giữa chính quyền và người dân, con đường lát đá xanh trong làng vẫn được mở rộng và giữ được vẻ đẹp phù hợp với cảnh quan trong làng. Ông Nguyễn Văn Dần, người làng Phù Lưu, cho biết: “ Một số người, nhất là lớp trẻ nhân mở đường định đổ bằng xi măng hết các đường làng cho sạch sẽ rộng rãi, theo họ quan niệm là đẹp. Thế nhưng chúng tôi không suy nghĩ như thế, chúng tôi muốn giữ cái nét riêng, nên vẫn giữ đường lát đá xanh và hai bên đường lát thêm gạch nghiêng. Làm như thế chúng tôi vẫn giữ được cái độc đáo  và cái vĩnh cửu của làng”.

 

 

Ðội tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) trong buổi tập luyện.


Tại nhiều làng quê khác của Việt nam hiện nay vẫn duy trì nhiều phong tục, tập quán thể hiện trong các bộ hương ước mang giá trị văn hoá  tốt đẹp như: coi trọng quan hệ họ tộc, xóm giềng, tôn ti trật tự trong làng, coi trọng người cao tuổi,  sống quần tụ trong các thôn xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc sống…Đây chính là những yếu tố Văn hoá quan trọng, góp phần bồi đắp, khơi gợi tinh thần, ý thức tự giác và sự đồng lòng  của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt nam phát động đã được gắn kết với phong trào xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng cuộc vận động này, người dân nhiều nơi đã bổ sung thêm nhiều quy định nếp sống văn hoá mới trên cơ sở kế thừa những điểm tích cực của " Hương ước truyền thống”. Nhiều quy định về cưới xin, mừng thọ, ma chay…theo nếp sống mới đã được toàn dân hưởng ứng. Nhiều địa phương còn xây dựng các làng văn hoá, các khu dân cư kiểu mới, thống nhất quy định cụ thể về nhà ở, vườn, hàng rào, cây xanh, cảnh quan làng quê sạch sẽ ngăn nắp, ứng xử giao tiếp văn minh, giữ vững an ninh trật tự…Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng môi trường văn hoá hài hoà, qua đó thúc đẩy quá trình dựng nông thôn mới một cách bền vững. Ông Nguyễn Quốc Khánh, cán bộ tư vấn chương trình xây dựng nông thôn mới thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhận xét: “ Phong trào văn hoá đã đi vào chiều sâu và cụ thể hoá hơn bằng các tiêu chí cụ thể . Ngành văn hoá cũng đã đưa ra tiêu chí để các địa phương hưởng ứng như xây dựng môi trường cảnh quan đẹp, môi trường sạch, ứng xử văn minh trong xây dựng văn hoá ở các địa phương. Đặc biệt nhiều địa phương đã chú ý tới môi trường văn hoá trong cộng đồng dân cư, môi trường văn hoá  ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên với môi trường xung quanh“.

 

  Xây dựng một nông thôn mới trên cơ sở bảo tồn được những giá trị văn hoá truyền thống, bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện, có đời sống vật chất  và văn hoá tinh thần ngày càng phong phú, là một trong những nội dung mà chương trình xây dựng nông thôn mới mong muốn đạt đến ./

Tố Tuấn
Nguồn world.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,241
  • Tổng lượt truy cập90,285,634
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây