Học tập đạo đức HCM

Bảo vệ môi trường: Nông dân đóng vai trò quan trọng

Thứ năm - 06/06/2013 03:39
Nhân Ngày Môi trường thế giới (5.6), phóng viên Báo NTNN đã phỏng vấn GS Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về vai trò của nông dân đối với bảo vệ môi trường đang ngày càng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Thưa Thứ trưởng, BĐKH đang ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất và đời sống của người nông dân Việt Nam?

- Nói tới BĐKH là có hai thành phần chính do con người tác động tới môi trường và do những ảnh hưởng của tự nhiên. Hiện nay, ở một số tỉnh châu thổ đồng bằng, biến đổi khí hậu đang có ảnh hưởng rất rõ ràng, như ở ĐBSCL, lượng nước giảm, mưa ít, nhiều tỉnh không thể lấy nước ngọt bình thường, nước bị nhiễm mặn; các địa phương có cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng, độ mặn tăng cao... đã gây thiệt hại lớn tới sản xuất của người nông dân.

Những tác động của biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới đời sống của người dân, trong đó chịu tác động lớn nhất vẫn là nông dân. Theo ước tính, hàng năm nước ta có khoảng 10 cơn bão, nhiều nơi xảy ra lũ quét, mưa đá gây thiệt hại lớn về người và của, mà gánh chịu nhiều thiệt hại nhất vẫn là nông dân.

Từ góc độ nhà quản lý, Thứ trưởng nhìn nhận vai trò của người nông dân có ý nghĩa như thế nào trong công tác bảo vệ môi trường?

- Thực tế cho thấy, sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Trong đó, phải kể tới vai trò rất quan trọng của người nông dân. Hiện nay, để sản xuất ra thực phẩm, phải sử dụng rất nhiều tài nguyên đất, nước. Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn 70% lượng nước ngọt, góp 80% nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính... Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, nông dân phải sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)... Nếu người nông dân sử dụng hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề nhất cho nông dân.

Như ông nói, hiện nay sản xuất nông nghiệp của người dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV, theo ông điều đó có ảnh hưởng tới môi trường và tác động tới BĐKH?

- Như tôi đã nhắc ở trên, đây có thể coi là vấn đề lớn không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Các loại thuốc BVTV khi đưa vào môi trường sẽ tạo ra sự biến đổi rất lớn. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo biến đổi về nội tiết, thay đổi về số lượng và chất lượng của các loại cây trồng, vật nuôi, sinh vật và cả con người. Trong nhiều động vật, các loại thuốc BVTV có thể làm thay đổi tỷ lệ giống đực, giống cái, tác động của các chất gây hỏng hệ nội tiết... Có một số nước lân cận Việt Nam sản xuất thuốc BVTV không tuân theo tiêu chuẩn của môi trường, họ đã “ăn” vào môi trường trong lợi nhuận của họ.

Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi lựa chọn thực phẩm". Theo Thứ trưởng, tại sao không đặt vấn đề nghĩ về môi trường trước khi sử dụng các chất hóa học độc hại sản xuất thực phẩm?

- Việc hạn chế sử dụng các chất hóa học độc hại là vấn đề đã nói nhiều từ trước tới nay. Còn tiêu thụ thực phẩm của cộng đồng dân cư trên thế giới là liên quan tới gốc rễ tiêu thụ môi trường mà chúng ta chưa nói nhiều. Thực tế cho thấy, trong nền văn hóa châu Á có cái gọi là “sĩ hão”, hay là thích “hoành tráng”. Như ở châu Âu, ra quán ăn, họ ăn đến đâu hết tới đó, không hết họ mang về. Còn ở châu Á, nhiều người gọi đồ ăn rất nhiều nhưng ăn không hết, bỏ đi rất lãng phí, trong khi một cộng đồng lớn không có thực phẩm để tiêu thụ. Đây là tiêu thụ phí phạm, tác động nhiều tới văn hóa ẩm thực, và đặc biệt là tác động tới môi trường. Theo FAO, mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm, trong khi bình quân có 1/7 dân số thế giới đang bị đói thường xuyên.

Bộ TNMT đang có những kế hoạch và giải pháp nào để giúp người nông dân Việt Nam giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu?

- Việc hỗ trợ người nông dân ứng phó với BĐKH hiện nay liên quan tới 2 bộ là Bộ NNPTNT và Bộ TNMT. Với Bộ NNPTNT, thông qua các chương trình xây dựng, tu bổ đê, kè, cống, đập ngăn mặn... nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất của người nông dân. Còn Bộ TNMT cũng nỗ lực vận động các tổ chức quốc tế tài trợ, giúp cơ sở pháp lý, tăng cường năng lực lãnh đạo địa phương để đối phó với BĐKH...

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 Tags: môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại800,614
  • Tổng lượt truy cập93,178,278
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây