Học tập đạo đức HCM

Bến Tre: Học nghề ở lớp, làm việc tại nhà, cho thu nhập khá

Thứ hai - 09/07/2018 02:38
Không chỉ làm tốt công tác dạy nghề, tỉnh Bến Tre còn tìm cách tạo việc làm cho lao động ngay sau khi học xong với hơn 80% lao động có việc. Với mức thu nhập khá, nhiều lao động sau học nghề đã cải thiện được đời sống, có thời gian nhiều hơn cho gia đình.

Thoát nghèo nhờ học nghề

Báo cáo của Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cho thấy, trong năm qua các cấp Hội đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức 94 lớp dạy nghề cho 3.247 lao động nông thôn (LĐNT), đạt 162% so chỉ tiêu. Sau khi dạy nghề đã có 2.506 lao động có việc làm thường xuyên (đạt 250,6%) so chỉ tiêu tỉnh giao.

 ben tre: hoc nghe o lop, lam viec tai nha, cho thu nhap kha hinh anh 1

Lớp dạy nghề may ở tỉnh Bến Tre.  Ảnh: Thùy Anh

“Năm 2018, mục tiêu của tỉnh Bến Tre là mở 46 lớp nghề nông nghiệp, đào tạo cho 1.380 lao động. Theo đó, tập trung vào các đối tượng và bố trí chỉ tiêu đào tạo với tỷ lệ 50% cho lao động ở các doanh nghiệp nông nghiệp, 20% lao động cho thành viên hợp tác xã, lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 30% cho an sinh xã hội”- trích báo cáo của Sở LĐTBXH Bến Tre.

Thực tế, công tác dạy nghề tại nhiều huyện thuộc tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả cao hơn mong đợi. Cách đây đúng 1 năm xã Phú Đức, huyện Châu Thành đã tổ chức lớp học nghề may giỏ. Lúc ấy lớp học được đầu tư hàng chục chiếc máy may công nghiệp đã giúp học sinh tiếp cận với những giờ thực hành hết sức hiệu quả. Việc tổ chức lớp do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành đảm nhiệm tìm giáo viên hướng dẫn, cho mượn máy may công nghiệp và nguyên vật liệu thực hành trong quá trình học, học viên thuộc đối tượng hộ nghèo, con gia đình chính sách, hộ cận nghèo được hỗ trợ 30.000 đồng tiền ăn/ngày.

Sau học nghề, các chị em được tạo điều kiện để mua máy may trả góp, đầu ra của sản phẩm do một cơ sở may giỏ tại xã Tiên Long, huyện Châu Thành đưa về gia công.

Từng là học viên của lớp, chị Nguyễn Thị Hiếu nhớ lại: “Được học nghề miễn phí, cho mượn máy may học nên chị em chúng tôi ai cũng hăng hái. Kết thúc khóa học đã được 1 năm, đến giờ hầu hết những người theo học đều có việc làm, gắn bó với nghề được học”.

Hiện, chị Hiếu đã tự nhận may giỏ ở nhà, mỗi tháng cũng kiếm được vài triệu đồng và còn có thời gian chăm sóc gia đình.

Thay đổi nhận thức của lao động trẻ

Theo ông Đoàn Hải Nam - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH không chỉ công tác đào tạo nghề nông nghiệp được quan tâm mà công tác dạy nghề phi nông nghiệp, dạy nghề trung cấp, cao đẳng cũng được tỉnh chú trọng đầu tư.

Xác định đào dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng nhằm tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giúp LĐNT tăng năng suất, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống nên thời gian qua địa phương đã tích cực tuyên truyền các chính sách, tư vấn học nghề.

“Nhiều cơ sở dạy nghề được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, linh động mở nhiều lớp đào tạo tại các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận tiện để người dân học nghề. Thêm vào đó, chỉ tiêu về đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm tăng thêm về số lượng, chất lượng từng được nâng lên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, nhiều lao động có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn” – ông Nam chia sẻ.

Hiện, các mô hình thí điểm về dạy, tạo việc làm ở Bến Tre đã có hiệu quả và đang được nhân rộng. Các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm; đào tạo nghề gắn với xây dựng nông thôn mới. Một số mô hình dạy nghề đã thu hút nhiều lao động tham gia và tạo được nhiều chỗ làm mới như: cơ khí, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, lái xe, may thời trang, đan ghế bằng dây nhựa, chăn nuôi,… Lao động học xong vào làm việc tại doanh nghiệp hoặc nhận vật tư về gia công tại nhà; mô hình chăn nuôi bò, nuôi dê, trồng cây có múi đã giúp nhiều LĐNT tự tạo việc làm với mức thu nhập khá cao.

“Nhờ đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nghề nghiệp mà nhận thức của xã hội nói chung và bộ phận thanh niên nói riêng thời gian gần đây đã thay đổi. Nhiều thanh niên, LĐNT đã hiểu được tầm quan trọng của học nghề, có nghề nên đã chủ động đăng ký học nghề” – ông Nam nói.


Theo: Thùy Anh/danviet.vn

 Tags: lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập729
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm728
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,315
  • Tổng lượt truy cập93,173,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây