Mới nuôi bò sữa được 4 năm nhưng với quy mô 23 con bò sữa, anh Tạ Quang Trung (SN 1982) là 1 trong những hộ có quy mô nuôi bò sữa lớn nhất thôn Ngọc Kháng, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).
Anh Trung được mệnh danh là hộ nuôi bò sữa “3 nhất” ở xã.
Chúng tôi đến thăm khi anh Trung đang lái xe ba gác chở thức ăn vào chuồng bò sữa. Đi đến từng đoạn, anh Trung dừng xe xuống cào thức ăn trải đều ra mỗi ô chuồng bò. Anh Trung cười nói: “Làm thế này cũng chưa được chuyên nghiệp lắm đâu, nhưng với quy mô nuôi bò sữa nông hộ thì áp dụng cách này cũng tiết kiệm được rất nhiều sức lao động và thời gian”.
Anh Trung lái xe ba gác chở thức ăn vào chuồng bò sữa.
Anh Trung cho hay, trước đây anh và 3 người làm phải “đầu tắt mặt tối” suốt ngày mà không làm xuể. “Nuôi bò sữa nếu không biết cách vất vả và cầu kỳ lắm. Cho bò ăn cũng là cả 1 vấn đề. Mỗi ngày đàn bò sữa của tôi “ngốn” gần 2 tấn thức ăn. Nếu không có “mẹo” thì riêng việc chuẩn bị thức ăn cho bò cũng chiếm hết cả ngày”, anh Trung thổ lộ.
Đi đến từng đoạn, anh Trung dừng xe xuống cào thức ăn trải đều ra mỗi ô chuồng bò
Để tiết kiệm sức lao động và thời gian, anh Trung mua máy vắt sữa bò, máy cắt cỏ, máy thái thức ăn có công suất lớn. Điều đáng nói, anh đầu tư thêm 2 xe ba gác và thiết kế máy thái thức ăn đặt trên cao. Một xe anh Trung chuyên dùng chở cỏ cắt từ đồng về bốc đưa lên máy thái cỏ, xe còn lại đặt sẵn ở dưới hứng cỏ đã thái, đầy xe cỏ anh Trung chở thẳng vào chuồng bò.
Nhờ có "mẹo" riêng, anh Trung chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ là xong tất cả mọi khâu từ cắt cỏ, thái cỏ, cho đàn bò 23 con ăn.
“Lúc tôi mua thêm xe ba gác ai cũng bảo không cần thiết và tốn kém. Trước đây, 2 lao động xúc đến rã rời chân tay cả mấy tiếng đồng hồ liền mà chưa xong. Bây giờ tôi chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ là xong tất cả mọi khâu từ cắt cỏ, thái cỏ, cho bò ăn. Thời gian rảnh rỗi, tôi mở thêm quầy tạp hóa buôn bán ở chợ kiếm thêm thu nhập”, anh Trung chia sẻ.
Đàn bò sữa cho anh Trung thu nhập tiền triệu mỗi ngày.
Để bò cho năng suất và chất lượng sữa cao, anh Trung rất chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho đàn bò. Theo đó, anh Trung cho bò ăn đúng giờ, ngày 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bữa ăn ăn đảm bảo đủ chất xơ, đường, muối, khoáng và cao đạm. Bên cạnh đó, việc vắt sữa bò cùng rất quan trọng. “Vắt sữa bò cũng phải đúng giờ, đúng địa điểm và cố định người vắt. Sau khi vắt sữa, người nuôi nên vệ sinh sạch sẽ, mát xa đầu vú để kích thích bò tiết nhiều sữa”, anh Trung tiết lộ.
Từng con bò sữa được anh Trung gắn thẻ ở tai để tiện theo dõi, chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh.
Nhờ chăn nuôi bò sữa bài bản, anh Trung được mệnh danh là hộ nuôi bò sữa “3 nhất” ở xã đó là: nuôi bò sữa nhàn nhất, bò cho sản lượng sữa nhiều nhất và có giá bán sữa cao nhất.
Trại bò sữa của anh Trung được nhiều đoàn đến thăm quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Anh Trung thổ lộ: Hiện gia đình tôi ký kết với công ty Vinamilk thua mua sữa bò với giá từ 12.000 – 14.000 đồng/kg (giá phụ thuộc vào chất lượng sữa bò). Do có chất lượng tốt, sữa bò của gia đình tôi luôn được công ty thu mua với giá 14.000 đồng/kg. Hiện, mỗi ngày tôi bán 300 kg sữa bò, trừ hết chi phí còn thu lãi 2 triệu đồng/ngày”.
Bạn đọc Dân Việt muốn tìm hiểu mô hình nuôi bò sữa của anh Tạ Quang Trung liên hệ số điện thoại: 0965.853.666 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;