Học tập đạo đức HCM

Bộ NN&PTNT: Đưa ra 4 phương án khai thác hải sản sau sự cố môi trường biển

Thứ ba - 30/08/2016 05:31
Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các tỉnh tập trung thống kê thiệt hại, đến ngày 15/9 phải hoàn thành gửi Bộ NN&PTNT tổng hợp, thẩm định để trình Chính phủ vào ngày 20/9/2016

 

Ngày 27/8, tại TP Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường; bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản sau công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Các ông: Vũ Văn Tám, Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì hội nghị. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các tỉnh: Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; các sở, ngành liên quan và đại diện ngư dân, người nuôi trồng thủy sản 4 tỉnh trên.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám phát biểu tại hội nghị

Sau khi Bộ TN&MT công bố kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại ven biển 4 tỉnh miền Trung ngày 22/8, Bộ NN&PTNT đã có văn bản hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển; đồng thời có hướng dẫn khai thác, giám sát sản phẩm hải sản khai thác, nuôi trồng thủy sản và nghề muối tại các tỉnh: Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Ông Vũ Văn Tám và ông Nguyễn Văn Phương trao đổi tại hội nghị

Theo báo cáo của các tỉnh, việc triển khai kê khai xác định thiệt hại theo hướng dẫn số 6851 của Bộ NN&PTNT đang được đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo đúng quy chế, công bằng, dân chủ cho mọi đối tượng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các địa phương còn gặp lúng túng, trở ngại, nhất là việc xác định rõ đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, bị ảnh hưởng gián tiếp; những đối tượng bị ảnh hưởng chưa được đưa vào danh sách được bồi thường hỗ trợ theo hướng dẫn 6851 của Bộ NN&PTNT; việc thống kê thiệt hại cũng như mức giá bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều trở ngại… Đại diện lãnh đạo 4 tỉnh hứa sẽ quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ kê khai, nhưng thận trọng, có sự thống nhất giữa các địa phương để tránh gây mất trật tự, bức xúc trong Nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, cần bổ sung các đối tượng được bồi thường, như các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, chế biến thủy hải sản, kinh doanh ăn uống tại các bãi biển, ven biển và người lao động tại các cơ sở này, song phải có địa chỉ cụ thể và có hộ khẩu thường trú tại các xã ven biển bị ảnh hưởng; bổ sung thêm các hộ nuôi trồng thủy sản ngừng hoạt động từ tháng 5 đến nay…

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thông tin, việc xây dựng đơn giá, kê khai thiệt hại rất phức tạp, một số định mức hỗ trợ, bồi thường chưa hợp lý, nên các Bộ, ngành cần ngồi lại để rà soát, bổ sung. Không nên vội vàng thống kê dẫn đến thiếu sót, không đảm bảo công bằng, mức bồi thường, hỗ trợ không tương xứng cho các đối tượng bị thiệt hại. Xung quanh việc khôi phục sản xuất, việc làm quan trọng nhất là phải khoanh định vùng ô nhiễm, kiểm soát chặt chẽ… Đó cũng là ý kiến tương tự của lãnh đạo hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Tại hội nghị, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra 4 phương án khai thác hải sản để xin ý kiến của các địa phương, trên cơ sở đó giúp Bộ ban hành hướng dẫn về phương án khai thác hải sản đảm bảo an toàn.

Trong số các phương án, lãnh đạo các tỉnh, ban ngành cơ bản nhất trí các phương án: Thứ nhất, cho phép ngư dân khai thác bình thường nhưng cấm 3 vùng biển như Bộ TN&MT khuyến cáo, đó là cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương- tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 300 km2; của Nhật Lệ- tỉnh Quảng Bình với diện tích 330 km2; hòn Sơn Chà- tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 160 km2 và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản ngay tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ.

Thứ hai, cho phép ngư dân khai thác bình thường; tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ; cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại 4 tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đối với các nghề: lưới kéo, rê đáy, lăn, lồng bẫy.

Thứ ba, cho phép ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường công tác giám sát an toàn thực phẩm hải sản tại các cảng cá, bến tàu khi về bờ… Tuy nhiên theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, trước tính chất phức tạp của sự việc, chưa nên vội thảo luận lấy ý kiến chọn phương án tại hội nghị, mà cần có những cuộc điều tra, nghiên cứu nhằm tránh khi công bố phương án sẽ xảy ra phản biện xã hội, không đảm bảo khoa học…

Lãnh đạo các tỉnh cũng đã bàn phương án chỉ đạo sản xuất, nuôi trồng thủy sản, theo đó tập trung hỗ trợ, đầu tư hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, con giống chất lượng, xử lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh… tạo ra sản phẩm đạt năng suất, chất lượng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm, giá cả ổn định.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám ghi nhận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các địa phương để báo cáo Chính phủ. Thứ trưởng cũng cho rằng trong quá trình kê khai, cần xác định rõ đối tượng trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng để áp dụng mức bồi thường hợp lý, công bằng. Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu các tỉnh tập trung thống kê thiệt hại, đến ngày 15/9 phải hoàn thành gửi Bộ NN&PTNT tổng hợp, thẩm định để trình Chính phủ vào ngày 20/9/2016 nhằm sớm triển khai bồi thường cho Nhân dân…

Với tinh thần không mang tính áp đặt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng muốn lắng nghe và xin ý kiến của các địa phương (sâu sát, thông hiểu địa bàn) về việc chọn phương án khai thác hải sản theo các phương án đề xuất của Bộ NN&PTNT, trên cơ sở đó ban hành hướng dẫn phương án khai thác cụ thể, đảm bảo hợp lý…

Theo Hoàng Triều//thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập432
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm431
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,292
  • Tổng lượt truy cập92,031,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây