Học tập đạo đức HCM

Bò giống cho vùng biên

Thứ năm - 28/05/2015 20:24
Là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, Mường Lát là một trong những huyện có nhiều hộ gia đình nghèo được Viettel tặng bò giống nhiều nhất.
Nhưng để đàn bò phát triển và không ngừng sinh sôi, Mường Lát đã có những cách “giữ bò” rất riêng của mình.
Cam kết không được thịt bò
Tập quán của đồng bào vùng sâu, vùng xa thường có cỗ bàn, lễ tết nhiều, vì thế đã có không ít trường hợp sau khi được các tổ chức, dự án trao cho con bò, bà con sẵn sàng bán, thậm chí ăn vào chính cái “cần câu” đó.
Đối với bà con nghèo ở vùng cao biên giới “cần câu” ở đây chính là những con bò giống sinh sản lai Sind.
 Hiểu được nguy cơ bà con có thể bán, hoặc thậm chí làm thịt bò sau khi được tặng, huyện Mường Lát đã có cách làm của riêng mình để giữ bò, giúp bà con có thể sớm thoát nghèo.
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: “Tính đến cuối tháng 4/2015, huyện đã được Tập đoàn Viettel trao tặng tổng cộng 250 con bò giống sinh sản lai Sind.
Đối tượng được nhận là các hộ nghèo, kinh tế còn khó khăn, mục đích là cấp vốn ban đầu để các hộ có điều kiện chủ động làm ăn, sớm vươn lên thoát nghèo”.
Theo ông Cường, việc trao tặng bò cho các hộ nghèo hoàn toàn công khai, minh bạch. Sau khi các thôn, bản tiến hành bình xét các hộ nghèo được nhận bò, danh sách đó sẽ được niêm yết công khai trong vòng 10 ngày để các hộ dân được biết.
Hết thời điểm đó, nếu không có thắc mắc, khiếu nại gì, căn cứ vào danh sách đó Chủ tịch UBND huyện sẽ ký quyết định phê duyệt phương án trao tặng bò.
“Cách làm này giúp tránh được tình trạng sau khi trao bò cho hộ này, các hộ khác sẽ thắc mắc, khiếu nại dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”, ông Cường nói.
Tuy nhiên, một điểm đặc biệt mà Mường Lát áp dụng đó là, trước khi các hộ nhận bò, huyện chỉ đạo các xã hướng dẫn người dân viết cam kết không được bán, cho hoặc thậm chí làm thịt bò sau khi được hỗ trợ.
“Chúng tôi yêu cầu các hộ tự nguyện viết cam kết, nếu hộ nào làm trái cam kết đó, sẽ bị đưa ra khỏi diện hộ nghèo, đồng thời sẽ không được nhận những hỗ trợ của các tập đoàn, DN khác”, ông Cường chia sẻ.
Cơ hội thoát nghèo
Đối với những đồng bào nghèo, việc được sở hữu một con bò giống lai Sind trị giá tới 15 triệu đồng không chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị tài sản, mà quan trọng hơn những con bò sinh sản đó còn tiếp tục sản sinh ra những tài sản trong tương lai cho họ…
Là một trong những bản khó khăn nhất của xã Tam Chung (huyện Mường Lát), ông Hoàng Thanh Tâm, Trưởng bản Poọng, cho biết: “Cuối năm ngoái, cả bản có 6 hộ nhận được 6 con bò giống, đến nay đều khỏe mạnh, phát triển bình thường. Có con bò rồi, bà con vui lắm, ai cũng chăm lo cho bò”.
Theo kế hoạch, đến cuối năm nay, Tập đoàn Viettel sẽ trao tổng cộng 700 con bò giống cho huyện Mường Lát. Đây là huyện có chiều dài đường biên giới lớn nhất giáp nước bạn Lào với 110km, đời sống của hơn 35.000 bà con ở huyện vùng cao này còn hết sức khó khăn.
Ở ngay sát nhà ông trưởng bản, bà Hoàng Thị Thưa, một trong những hộ được nhận bò giống nói: “Trước đây, nhà mình và hàng xóm thường chăn thả bò tự do ăn được cái gì thì ăn.
Nay được Viettel hỗ trợ, lại được chính các cán bộ của Tập đoàn hướng dẫn cách chăm sóc, dựng chuồng trại, thời gian đầu mình chủ yếu nhốt bò ở nhà, rồi cắt cỏ, nấu cháo, cám cho bò ăn để tăng sức đề kháng, nhanh phát triển hơn”.
Ông Trần Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Viettel Mường Lát, cho biết: “Sau khi trao tặng cho bà con bò giống, chúng tôi còn tặng bà con cả sim, điện thoại để liên lạc, theo dõi cùng bà con về sự phát triển của bò.
Cũng vì thế, từ sau khi trao tặng, hễ bò có bị làm sao là bà con lại gọi cho các bộ của Viettel để nhờ hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trị bệnh”.
Ông Hùng cũng nói vui: “Nhiều lúc anh em Viettel đùa, mình đang đi làm viễn thông nay lại chuyển sang làm cả công tác thú y nữa. Nhưng anh em cũng quen việc ngay, vì ai cũng ý thức được rằng, việc giúp bà con chăm sóc, nuôi dưỡng bò là rất quan trọng và có tính bền vững cao, chứ không phải cứ tặng cho họ xong rồi thôi, họ muốn làm gì thì làm”.
Ngoài ra, theo ông Hùng, sau khi trao tặng bò, Viettel còn hỗ trợ cả bạt che chuồng trại cũng vì thế nên trong đợt rét cuối năm ngoái, đầu năm nay đàn bò đều khỏe mạnh, phát triển bình thường.
Theo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trong đợt trao tặng bò mới nhất cho huyện Mường Lát, Viettel đã tiến hành trao thêm 200 con bò giống sinh sản (lai Sind) nữa vào ngày 23/4, nâng tổng số bò mà Viettel hỗ trợ trên địa bàn huyện Mường Lát đến nay đạt 250 con. Trị giá mỗi con bò giống được trao là 15 triệu đồng.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,578
  • Tổng lượt truy cập92,576,242
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây