Học tập đạo đức HCM

Bỏ nghiệp lái đò lên rừng lập trang trại

Thứ tư - 29/05/2013 21:37
Từ chỗ thu nhập bấp bênh bằng nghề chèo đò ngang trên thượng nguồn sông Hương, giờ đây bà Dương Thị Liễu (thôn La Khê Trẹm, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ sản xuất trang trại.

“Năm 1983, tôi lập gia đình. Ròng rã 19 năm trời, tôi chèo đò đưa khách sang sông, những mong nuôi sống gia đình nhưng cái nghèo cứ mãi đeo bám, con cái phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống”- bà Liễu tâm sự. Không đành lòng nhìn đàn con đói ăn, thiếu mặc, bà quyết tìm hướng làm ăn mới.

Bà Liễu làm vệ sinh ao nuôi ba ba.

Năm 2002, bà vay vốn ngân hàng khai hoang trồng 6ha cao su, 2ha tràm keo và 1ha cây trầm. “Hồi đó, vợ chồng tôi ăn ở trên rừng để khai hoang trồng cao su, bữa ăn chẳng có gì ngoài rau tàu bay, rau má, bỏ thêm gói mì tôm cho dễ nuốt” - bà Liễu nhớ lại tháng ngày gian khổ của mình. Trong thời gian chăm sóc cao su, bà trồng xen canh hoa huệ để có thêm thu nhập với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Với nguồn thu từ 6ha cây cao su, bà đầu tư đào ao thả cá, nuôi ba ba, lợn thịt.

Đến nay, gia đình bà Liễu có 8ha cao su, trong đó 6ha đã cho khai thác đem lại thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. 2ha tràm keo cứ 5 năm khai thác một lần, cho thu nhập xấp xỉ 10 triệu đồng/năm. 1ha với hơn 1.000 cây trầm 10 năm tuổi, theo giá thị trường hiện nay hơn 800 triệu đồng. Ngoài ra, 2 cặp lợn nái mỗi năm cho 2 lứa con giống để nuôi lợn thịt, bà thu nhập gần 9 triệu đồng. 350 con ba ba và 50 con cá chình bà nuôi thử nghiệm đang cho kết quả khả quan và có thể cho thu nhập hơn 100 triệu đồng vào tháng 6 tới. Ngoài ra, 3 ao cá với diện tích 700m2 mặt nước, bà nuôi các loại cá mè, trắm, rô phi… vừa làm thức ăn cho ba ba vừa cho thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/năm.

Hiện bà Liễu đang ươm 1.000 cây trầm để trồng xen với tràm keo và xây thêm chuồng trại để mở rộng quy mô nuôi nhím từ 3 cặp nhím giống.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm457
  • Hôm nay35,288
  • Tháng hiện tại213,855
  • Tổng lượt truy cập90,277,248
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây