Học tập đạo đức HCM

Bỏ phố lên bản Mông cùng bố làm trang trại tổng hợp

Thứ hai - 16/10/2017 20:28
Tận dụng nguồn nước từ khe núi chảy ra quanh năm, cha con anh cho đào 4 chiếc ao lớn với diện tích gần 4ha. Lẫn trong những quả đồi, rừng cây, ao cá là các khu chăn nuôi, nhà kho, nhà ở của gia đình bố con anh

Đang sở hữu ngành nghề kinh doanh rất thịnh hành tại trung tâm huyện với mức thu nhập khá tốt nhưng chàng trai trẻ Đinh Văn Tuấn ở bản Đồng Tâm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lại bất ngờ bỏ phố lên rừng cùng cha gây dựng trang trại giữa bản người Mông hẻo lánh.

09-44-54_1
Bỏ phố lên rừng, anh Đinh Văn Tuấn xây dựng trang trại hữu cơ góp phần thay đổi đời sống đồng bào người Mông

Cả một vùng lau guột hoang dại trước đây giờ đã biến thành bãi mía, nương ngô, xen lẫn những ao nuôi cá lớn và trang trại chăn nuôi. Mới thấy ý chí, khát vọng làm giàu của Tuấn là không hề kì quặc.  

Bỏ phố lến rừng

Tuấn sinh năm 1987. Trong thư gửi cho chương trình Khởi nghiệp của VTC 16, Tuấn viết, tốt nghiệp PTTH, đã đi làm thuê nhiều nghề ở nhiều nơi. Đang làm chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại thị trấn Đu (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Vợ anh công tác tại UBND huyện. Hoàn cảnh của gia đình Tuấn là niềm ao ước của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Vậy mà bỗng dưng anh quay về giữa đỉnh bản người Mông để bắt đầu một công việc mới với vô vàn gian khổ và rủi ro. Hai vợ chồng đang sum họp thì lại phải chia xa. Tuấn ngược núi cách thị trấn hơn chục cây số. Vợ anh ở lại phố huyện chăm sóc hai con nhỏ.

Về bản, việc đầu tiên Tuấn bàn với bố là mạnh dạn mở rộng diện tích trang trại. Theo đó, trên toàn bộ diện tích 8ha đã được Tuấn quy hoạch và phác thảo từ trước, hai cha con thuê người và phương tiện cùng thực hiện công cuộc cải tạo đất hoang, đồi trọc. Toàn bộ phần diện tích núi đồi có địa hình dốc ngược được quy hoạch trồng keo. Lùi xuống mé đồi là những vạt mía, nương ngô, đồi sắn, cỏ voi... Tận dụng nguồn nước từ khe núi chảy ra quanh năm, cha con anh cho đào 4 chiếc ao lớn với diện tích gần 4ha. Lẫn trong những quả đồi, rừng cây, ao cá là các khu chăn nuôi, nhà kho, nhà ở của gia đình bố con anh.  

Rạng sáng bản vùng cao

Những tưởng với một trang trại có quy mô lớn như vậy thì bố con Tuấn phải áp dụng quy trình kỹ thuật khắt khe lắm nhưng ngược lại. Cách mà hai cha con anh làm hoàn toàn tự nhiên. Ông Đinh Văn Quyền (bố anh Tuấn) cho rằng, thực chất đó là mô hình trang trại hữu cơ. Ông đã ấp ủ, đã làm quen tay từ nhiều năm nhưng bây giờ mới thấy người ta nói đến nhiều. Soi vào kỹ thuật sản xuất thì thấy mô hình của gia đình ông đúng như những kỹ thuật được khuyến cáo.

09-44-54_2
Bỏ phố lên rừng, anh Đinh Văn Tuấn xây dựng trang trại hữu cơ góp phần thay đổi đời sống đồng bào người Mông

Theo đó, ông trồng ngô khoai sắn chính là thức ăn cho lợn, gà. Cỏ là thức ăn của cá. Toàn bộ phân xanh, phân chuồng ủ mục là nguồn phân hữu cơ cho cây trồng. Ông chọn nuôi lợn rừng cho phù hợp với khí hậu vùng cao. Tận dụng diện tích rừng, ông nuôi thả hơn 100 con dê và 40 con bò. Giống gà đẻ trứng hai bố con ông chọn là 3.000 con gà Ai Cập. Giống gà này dễ nuôi và năng suất trứng rất cao, mỗi con cho tới 260 quả/năm. Gà thương phẩm được chọn chính là 1.500 con gà ta tại địa phương. Cá thả trong 4 ao với diện tích 2,8ha là các loại cá thông thường như mè, trôi, trắm, chép.

Cả hai bố con ông Quyền đều khẳng định, khí hậu, thổ nhưỡng trên bản Đồng Tâm chính là môi trường lý tưởng cho việc phát triển chăn nuôi. Gần như các loại bệnh dịch không bao giờ bén mảng. Nếu không may có con vật nuôi nào bị chết non chủ yếu là do ngã núi, ăn quá no hoặc kẹt chuồng... Tổng hợp các nguồn thu, sau khi trừ chi phí, trang trại cho số lãi khoảng 600 triệu đồng/năm. Hai cha con ông Quyền đang tiếp tục dự định mở rộng quy mô chăn nuôi.

Vì trang trại lớn lại áp dụng nhiều loại cây trồng, vật nuôi nên 2 bố con phải thuê thêm 4 người làm thường xuyên với các công việc như phát rừng, bóc cỏ mía, chăn dê bò, thu hoạch ngô, sắn...

Nguồn lương thực tự sản xuất được chỉ đảm bảo một phần rất nhỏ làm thức ăn chăn nuôi. Trang trại của bố con anh Tuấn phải mua thêm tại chỗ của đồng bào người Mông bản Đồng Tâm. Ước tính, mỗi năm, trang trại phải nhập gần 200 tấn ngô, sắn của bà con.

Ông Lý Văn Sài, Trưởng bản Đồng Tâm cho biết, trang trại của cha con ông Quyền anh Tuấn ngoài tạo công ăn việc làm cho người Mông còn là điểm sáng để họ học cách sản xuất. Người Mông thu hoạch ngô, sắn cũng không phải mang xuống chợ bán nữa mà được trang trại mua ngay trên đỉnh núi. Nhờ có chương trình Nông thôn mới, nhờ có trang trại mà đường lên bản được mở rộng và cứng hóa. Đèn cao áp của trang trại soi sáng cả vùng rừng núi về đêm.

Ông Phan Văn Tường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Lương cho biết, trang trại của bố con anh Tuấn đã được tỉnh chứng nhận là mô hình phát triển kinh tế trang trại VACR bền vững. Quá trình hình thành, phát triển cũng như tính lan tỏa của trang trại là cơ sở để sắp tới trang trại có dự kiến mở rộng thì Phòng NN-PTNT huyện sẽ tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững cho bà con.

Theo: Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,842
  • Tổng lượt truy cập92,041,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây