Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng tìm đất hộ "vua" chuối

Thứ ba - 28/03/2017 20:07
Ngày 28.3, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có buổi khảo sát các mô hình nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh này. Tại đây, ông Cường nhấn mạnh, Hưng Yên cần chú trọng xây dựng nền nông nghiệp đô thị gắn với sản xuất hàng hóa.

bo truong tim dat ho 'vua' chuoi hinh anh 1

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác thăm quan cơ sở sản xuất chuối an toàn Thuận Tâm Thành. Ảnh: Đình Thắng

Thiếu chuối xuất khẩu nhưng không có đất sản xuất

Nơi đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặt chân tới là trang trại nuôi gà Đông Tảo của ông Nguyễn Văn Thấm (thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu). Lão trại chủ bắt một con gà trống đẹp mã, nặng 5kg, có đôi chân to khoẻ cho cả đoàn cùng chiêm ngưỡng. Với quy mô đàn 1.500 con/năm, trong đó có 600 gà mái, ông Thấm tự sản xuất con giống để nuôi thương phẩm và cung ứng cho các hộ chăn nuôi lân cận (với giá 120.000 đồng/con giống). Lợi nhuận thu được khoảng 600 – 700 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí đầu tư. Chia sẻ về cách nhân giống gà Đông Tảo, ông Thấm cho biết: “Theo kinh nghiệm từ nhiều năm qua, chúng tôi chọn con trống đầu to, chân to để làm giống. Một con mái có thể đẻ 17-18 quả trứng/ lứa, có những con cá biệt đẻ 20 trứng/lứa.

Có mặt tại trại gà ông Thấm, Bộ trưởng Cường cho biết: “Gà Đông Tảo là một trong những giống gà tốt của thế giới. Gà khỏe, mẫu mã đẹp, thịt ngon, chân to rất đặc biệt. Vì vậy cần được bảo tồn và phát triển. Ở trại nuôi này tuy có nhiều gà đẹp, nhưng ngoại hình không đồng nhất do tính trạng bị phân ly. Chắc chắn đàn gà có hiện tượng cận huyết do thụ tinh tự nhiên, nguồn giống sẽ suy yếu, chất lượng suy giảm. Để mở rộng phát triển giống gà này, các hộ nuôi cần áp dụng khoa học công nghệ, thụ tinh sinh sản nhân tạo, như thế chất lượng giống sẽ đồng đều và tốt hơn”.

Sau khi thăm mô hình nuôi gà Đông Tảo, đoàn công tác của Bộ NNPTNT tiếp tục đi thăm mô hình trồng chuối của “vua chuối” Phạm Năng Thành – Giám đốc Công ty Thuận Tâm Thành (xã Đại Tập, huyện Khoái Châu) với diện tích lên tới 30ha. Bên cạnh trồng chuối ở Hưng Yên, anh Thành còn mở rộng trồng chuối ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa với diện tích 30ha. Không chỉ tự sản xuất, anh Thành còn liên kết và tiêu thụ trên 10.000 tấn chuối của các hộ dân khác. Tuy nhiên theo chia sẻ của ông Thành: “Số lượng này như muối bỏ bể so với nhu cầu của đối tác trong nước và các bạn hàng phía Hàn Quốc, Nga và thị trường Trung Đông".

Anh Thành chia sẻ: “Trước nhu cầu của thị trường, chúng tôi mong muốn được mở rộng quy mô để có vùng sản xuất lớn, tuy nhiên việc mở rộng quy mô sản xuất chuối của công ty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tích tụ ruộng đất. Bởi diện tích đất ở khu vực đồng bằng sông Hồng quá manh mún, việc thoả hiệp thuê đất với các chủ ruộng vô cùng nan giải”.

Trước khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị: “Ngay trong tuần này, anh hãy gặp Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên để đặt vấn đề thuê đất trồng chuối xuất khẩu. Có khó khăn gì, cứ bảo Bộ trưởng Cường giới thiệu. Hiện tại, tỉnh này đang có một quỹ đất 500ha chờ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, anh về đó chắc chắn sẽ được chính quyền địa phương giúp đỡ”.

Về kiến nghị giảm chỉ tiêu đất lúa, Bộ NNPTNT đồng tình với tỉnh Hưng Yên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh Hưng Yên tổng hợp diện tích chuyển đổi và sớm có công văn gửi Bộ NNPTNT. Đối với đề nghị của tỉnh Hưng Yên về đầu tư dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh cây nhãn, vải tỉnh Hưng Yên, và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng sản xuất tập trung, công nghệ cao, huyện Văn Giang, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đồng tình và cho biết tỉnh Hưng Yên cần sớm gửi công văn đề nghị lên Bộ NNPTNT để Bộ xem xét giải quyết.

 bo truong tim dat ho 'vua' chuoi hinh anh 2

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác thăm quan trang trại nuôi gà Đông Tảo của ông Nguyễn Văn Thấm thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Đình Thắng

Xây dựng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp đặc hữu

Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ông Nguyễn Văn Phóng cho biết: “Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng 104 cánh đồng mẫu với diện tích 1.931ha, chuyển đổi 865ha đất trồng lúa khó khăn sang trồng cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, có nhiều mô hình đạt từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, góp phần nâng cao giá trị thu được trên 1ha canh tác”.

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp có giá trị tăng cao và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, ông Phóng đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh Luật đất đai theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ ruộng đất, nhất là về hạn điền và thời gian thuê đất, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao. Cho phép chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trước những đề nghị của tỉnh Hưng Yên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Thời gian tới rất mong muốn tỉnh Hưng Yên phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, công nghiệp sạch. Xây dựng nông thôn mới quy hoạch tầm nhìn hướng tới đô thị xanh, sạch, đẹp, hạ tầng phải đáp ứng cho thúc đẩy sản xuất lớn, đô thị hóa và chuyển đổi dân số theo hướng hiện đại. Tỉnh Hưng Yên nên xây dựng một nền nông nghiệp đô thị gồm cây cảnh, con cảnh, thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thảo dược, thực phẩm chức năng, sản phẩm tưới sống chất lượng cao, lễ hội 4 mùa, đáp ứng được nhu cầu trong vùng và thủ đô Hà Nội. Trên nền tảng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đặc hữu”.


Theo: Đình Thắng/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay38,952
  • Tháng hiện tại992,764
  • Tổng lượt truy cập92,166,493
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây