Học tập đạo đức HCM

Bước chuyển từ mô hình tôm - lúa

Thứ năm - 16/03/2017 01:10
Ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và từ hai vụ lúa không thuận lợi, Đảng ủy xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau mạnh dạn chỉ đạo người dân chuyển dịch mô hình tôm - lúa trên cùng một diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cuộc sống của họ dần vươn lên.
Mô hình tôm - lúa ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh (Cà Mau) mang lại thu nhập khá cho bà con nông dân.

Đi trên vùng sông nước huyện U Minh, nhìn mầu xanh của lúa, khó có thể hình dung nhiều năm nay người nông dân nơi đây phải khó khăn đối phó với xâm nhập mặn như thế nào. Vất vả với hai vụ lúa, năm nào được thời tiết ủng hộ, mưa nhiều thì lúa phát triển tốt. Năm nào mưa ít, độ mặn cao thì năng suất thấp, thu nhập khó khăn và bấp bênh. Trước thực trạng thời tiết gần đây diễn biến thất thường, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, Đảng ủy xã Khánh Hòa chỉ đạo quy hoạch lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nguồn nước. Mô hình trồng lúa kết hợp nuôi tôm trên cùng một diện tích phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

Chủ động ứng phó với nước bị nhiễm mặn, sáu tháng đầu năm, người dân cải tạo ao đầm, thả tôm, cua kết hợp trên một diện tích. Đến tháng 9 rửa mặn phơi đầm, xử lý nước, xả nước mặn lấy nước ngọt để trồng lúa. Xã cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn, giúp đỡ người dân từ khâu chọn giống lúa, giống tôm đến khâu kỹ thuật gieo trồng, triển khai giống lúa có khả năng chịu mặn cao cũng như lựa chọn giống tôm phù hợp với hệ sinh thái nhiễm mặn… Mặc dù trồng lúa bấp bênh, khó khăn nhưng người dân không bỏ diện tích trống bởi cây lúa cải tạo môi trường nuôi tôm, gốc rạ sau khi phân hủy tạo ra nguồn thức ăn cho tôm. Từ khi chuyển dịch một phần vụ lúa - tôm, tuy năng suất lúa không được như mong muốn, nhưng thu nhập từ tôm giúp đời sống người dân đỡ vất vả.

Đến thăm gia đình ông Lâm Quang Chẳng ở ấp 5 với gần 4 ha trồng lúa, nuôi tôm, dù năm nay mưa ít, năng suất lúa thấp nhưng nhờ chuyển dịch mô hình cho nên đầu mùa tôm, gia đình ông thu về 300 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình khác kết hợp nuôi tôm trồng lúa đã cùng cải thiện cuộc sống. Với sự chỉ đạo, quyết liệt, sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, bằng nhiều phương pháp, cách thức, đời sống người dân vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn đã bớt đi phần nào nhọc nhằn. Nhiều nghị quyết, chương trình, dự án giúp người dân tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Từ cái khó đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm kinh tế hiệu quả của các hội, tập thể, cá nhân như nuôi rắn ri tượng, cá sấu, chăn nuôi, trồng cây ăn quả… Gia đình anh Trần Văn Cường, ấp Lung Ngang là hộ chuyển đổi thành công sang các mô hình cây ăn trái. Trước đây, gia đình anh trồng tràm kết hợp với trồng lúa nhưng không hiệu quả, lúa năng suất thấp, giá cả bấp bênh, tràm bảy năm mới khai thác được, cho nên anh chuyển sang trồng đu đủ, xoài, quýt… Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm… Hay gia đình ông Triệu Công Lý, ấp 2 có mô hình nuôi rắn hổ hèo, rắn ri tượng, cá bống tượng, tôm, cua kết hợp mang lại lợi nhuận 295 triệu đồng/năm; mô hình của tổ hợp tác Tiên Tiến, ấp 6 về sản xuất, kinh doanh thu nhập hơn 70 triệu đồng/hộ/năm…

Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh Hòa Lê Văn Đó cho biết: Mô hình tôm - lúa mang lại thu nhập khá cho người dân, góp phần rất lớn cho công tác giảm nghèo của xã. Nhiệm kỳ này, xã duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là tiêu chí giảm nghèo bền vững, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 4%.

Xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, khi mới bắt tay xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt bốn trong số 19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người mới có 14 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người nâng lên 30 triệu đồng/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân khấm khá hơn, nhà cửa khang trang… Xã cũng triển khai xây dựng, phát triển đường giao thông nông thôn. Hơn 60 km đường và gần 50 cây cầu giao thông nông thôn mang lại bộ mặt mới cho vùng sông nước Khánh Hòa. Trong thời gian tới, xã tiếp tục đầu tư mở rộng thêm một số tuyến đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và đi lại dễ dàng, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Theo: Ngọc Liên/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,584
  • Tổng lượt truy cập92,010,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây