Học tập đạo đức HCM

Các địa phương chung sức, dồng lòng xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 28/10/2015 05:57
Huy động nguồn lực đạt khá, diện mạo nông thôn khởi sắc là những thành tựu quan trọng của nhiều tỉnh thành trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ảnh minh họa

 
Với một khu vực nông thôn rộng lớn, sau khi xác nhập Hà Nội có tới hơn 83% diện tích là đất nông nghiệp, 401/577 xã, phường, 63,1% lao động là ở xã, phường nông thôn trong khi đó ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, làm ăn không hiệu quả. Không thể tổ chức sản xuất hàng hóa để nâng cao đời sống vật chất cho nông dân, cũng không thể công nghiệp hóa, cơ giới hóa và càng không thể diễn ra quá trình tích tụ ruộng đất. Điều đó có nghĩa sẽ không thể nâng cao đời sống vật chất, thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, dồn điền đổi thửa trở thành khâu đột phá của xây dựng nông thôn mới. Tuy không nằm trong nhóm 19 tiêu chí nhưng nó lại tác động trực tiếp đến 19 tiêu chí đó.
 
Sau 4 năm thực hiện, tính đến nay ích lợi của dồn điền đổi thửa đã trở thành hiện thực khi diện tích dồn điền đổi thửa của Hà Nội đã đạt 99,5%. Kết quả này đã bằng tổng của mấy chục năm qua cộng lại. Đồng thời, thông qua dồn điền đổi thửa còn lấy ra được những diện tích ngụp lặn do người dân khai tăng hoặc mua không hợp pháp từ trước đó. Đời sống nông dân nhờ đó được cải thiện và từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 28,6 triệu đồng/người, tăng 14,6 triệu đồng. Nông thôn không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,25% xuống còn 2,89%.  Trên 90% dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

Để hoàn thành chỉ tiêu, Hà Nội sẽ nỗ lực thực hiện huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.

Huy động các nguồn lực và các lực lượng tham gia chung sức xây dựng Nông thôn mới trong đó, ưu tiên các công trình hạ tầng phụ vụ sản xuất và đời sống dân sinh; dạy nghề, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao vào sản xuất; củng cố vai trò của các HTX, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến 2015, Hà Nội có trên 50 xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm; lao động nông thôn có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%. Mỗi năm, chuyển đổi từ 200-250 ha ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
 
Tính đến thời điểm này, toàn thành phố có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 30,17%); 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 15- 18 tiêu chí; 143 xã đạt và cơ bản đạt từ 10- 14 tiêu chí; chỉ còn xã Ba Vì (huyện Ba Vì) đạt và cơ bản đạt 8 tiêu chí. Trong đó, tính riêng năm 2014 có 71 xã đạt chuẩn NTM (tăng 11 xã so với mục tiêu kế hoạch).

Đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM thành phố, hiện các xã đạt chuẩn NTM đã và đang tiếp tục củng cố, giữ vững và nâng cao các tiêu chí triển khai xây dựng và đan tích cực thanh quyết toán các dự án thành phần theo đúng tiến độ. Theo kế hoạch, trong năm 2015, toàn thành phố Hà Nội phấn đấu có thêm 57 xã đạt chuẩn NTM. Mặc dù, trong bối cảnh kinh phí của thành phố khó khăn nhưng các huyện, thị xã đã chủ động bố trí nguồn vốn của địa phương và huy động các nguồn vốn xã hội hóa khác của doanh nghiệp, hộ gia đình để tập trung thực hiện xây dựng NTM nhằm phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó các địa phương tiêu biểu, như: Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng.

Mỗi năm, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 136.500 – 140.000 người lao động nông thôn.Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới khá hoàn chỉnh. Sau 3 năm thực hiện, đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn. Vĩnh Phúc đang là một trong những tỉnh đẫn đầu cả nước về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, về hệ thống chính sách của tỉnh cho xây dựng nông thôn mới và về tỷ lệ xã đạt chuẩn. 

Để có được thành quả đó, có rất nhiều tập thể, cá nhân đã dành nhiều tâm huyết, không quản ngại khó khăn, lao tâm, khổ tứ, lăn lộn với cơ sở, chẳng quản ngày đêm tham mưu cho lãnh đạo đề ra những chương trình, dự án, đề án, nghị quyết về xây dựng nông thôn mới và tổ chức thực hiện hiệu quả. Ở cấp xã có rất nhiều điển hình, nổi trội là 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong đó có xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô không phải là xã được chọn làm điểm cũng phấn đấu đạt chuẩn. Xã Bồ Lý, một xã miền núi (khu vực II), có 4/12 thôn thuộc diện 135 cũng đạt chuẩn nông thôn mới. Xã Liên Châu - một điển hình đạt chuẩn cao, được Thủ tướng Chỉnh phủ thưởng nóng 1 tỷ đồng, sánh ngang 26 xã được khen của toàn quốc. 3 năm qua, có 1.632 hộ đã hiến 483.676 m2 đất và góp 94.479 ngày công cho xây dựng các công trình nông thôn mới.

Đó là những điểm sáng góp phần làm cho bình quân mỗi xã đạt chuẩn từ 6,6 tiêu chí lên 11,46 tiêu chí. Xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên – xã điểm chưa đạt và 17 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2014 cộng với hai xã Tam Hồng, Đồng Văn (Yên Lạc) – chưa được tỉnh hỗ trợ vốn, được các huyện, thành, thị báo cáo đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra, đánh giá, công nhận đạt chuẩn. Đó là những điểm sáng mới, đóng góp tích cực vào phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Bình quân mỗi xã của tỉnh đã đạt gần 15 tiêu chí. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. 

Với những thành quả đã đạt được, năm 2015, UBND tỉnh đã duyệt 20 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tỷ lệ đạt chuẩn toàn tỉnh lên 50%. Như vậy mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra là phấn đấu đến 2015 có 35 - 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã đạt bình quân 11,8 tiêu chí/xã, có 45 xã, 6 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM.

Dẫn đầu phong trào là huyện Yên Định đạt bình quân 16,7 tiêu chí/xã và 8 xã hoàn thành NTM. Tiếp đến là các huyện Quảng Xương, Thọ Xuân đạt từ 13,7 đến 14,6 tiêu chí/xã và đã có 5 đến 7 xã cán đích NTM. Miền núi có 2 xã thuộc huyện Thạch Thành và Như Thanh đạt chuẩn NTM...Trong đó, 3 xã có khả năng hoàn thành 19 tiêu chí năm 2012: Quý Lộc (Yên Định), Thiệu Trung (Thiệu Hóa), Minh Dân (Triệu Sơn) để chỉ đạo, từ đó rút kinh nghiệm nhân diện rộng. Năm 2013, Thanh Hóa tiếp tục xây dựng 11 xã hoàn thành NTM. Theo đó là việc phê duyệt danh sách 128 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2014-2016.

Từ nguồn trái phiếu Chính phủ và vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh, đã hỗ trợ được hơn 148 tỷ đồng cho 109 công trình của 107 xã để nâng cấp, cải tạo, xây mới các công trình theo chính sách xây dựng NTM của tỉnh; hỗ trợ hơn 93 tỷ đồng cho 267 xã mua xi măng xây dựng NTM, mỗi xã 350 triệu đồng. Từ nguồn xi măng được hỗ trợ, các địa phương đã huy động thêm được hơn 410 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp giao thông nông thôn, giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn. Cùng với lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác, năm 2014 đã đầu tư xây mới, nâng cấp cải tạo hàng trăm phòng học, trạm y tế, công sở xã, đường giao thông nông thôn. Tham gia xây dựng NTM, nhân dân trong tỉnh đã đóng góp gần 30 nghìn ngày công lao động, hiến gần 90 ha đất.

Trong huy động nguồn lực, Thanh Hóa đạt hơn 4,23 nghìn tỷ đồng. Việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng NTM ở các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hạ tầng nông thôn được xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất và cải thiện đời sống của người dân. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Diện mạo nông thôn đã có sự khởi sắc mạnh mẽ, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Năm 2015, tỉnh phấn đấu có thêm 30 xã đạt chuẩn NTM. Các xã trong danh sách phấn đấu hoàn thành năm 2016, mỗi xã tăng bình quân từ 2 - 2,5 tiêu chí; các xã còn lại tăng từ 1 tiêu chí trở lên; mỗi xã miền núi có ít nhất 1 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2016 - 2020 có thêm 210 xã đạt chuẩn NTM, 6 huyện đạt chuẩn NTM. Ở miền núi mỗi năm, mỗi xã có thêm 1 thôn, bản trở lên đạt các tiêu chí thôn, bản NTM.

Như vậy, thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã thực sự đổi khác, đem lại cuộc sống ngày càng đầy đủ, khấm khá cho người dân.
Theo Hội Nông dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm350
  • Hôm nay46,887
  • Tháng hiện tại822,165
  • Tổng lượt truy cập91,995,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây