Học tập đạo đức HCM

Cầm sổ đỏ xây cầu

Thứ ba - 07/10/2014 03:11
Không chỉ là những nông dân SX giỏi cấp tỉnh, hai nông dân Trần Văn Bé (53 tuổi) và Trần Thanh Thiềm (40 tuổi) cùng ngụ tại ấp Cầu Lớn, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, Long An còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.
Cầm sổ đỏ xây cầu
Người dân ấp Cầu Lớn nhiệt tình tham gia xây cầu

Ở ấp Cầu Lớn, xưa nay người dân muốn đi đâu cũng chỉ biết dùng đò làm phương tiện để di chuyển. Muốn đi ra trung tâm xã, hay về các trung tâm huyện thị thì người dân phải đi đò, mất nhiều tiếng đồng hồ mới tới được nơi.

Vài năm trở lại đây, kể từ khi có những con đường đất chạy dọc theo tuyến kênh T11 thì chuyện đi lại của người dân mới thêm thuận lợi. Tuy nhiên, đó chỉ là những con đường đất được bà con trong vùng cùng nhau góp công sức đắp lên hết sức tạm bợ, mỗi khi mưa xuống thì lầy lội, không thể đi lại được.

Thấy vậy, khi chính quyền vừa ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng NTM trong xã, thì ông Trần Văn Bé, một nông dân đạt danh hiệu SX giỏi cấp tỉnh 5 năm liền, đã đề xuất lên chính quyên địa phương xin được đứng ra vận động bà con trong ấp đóng góp tiền, vật tư, công cán để sửa sang làm lại các con đường, cũng như xây thêm các cây cầu kiên cố trong ấp.

Ngay khi được chính quyền địa phương đồng ý, ông Bé cùng với người cháu của mình là anh Trần Thanh Thiềm (40 tuổi, ngụ cùng ấp) đã không quản ngày đêm gõ cửa từng hộ dân để vận động đóng góp của cải, công sức để làm cuộc “cách mạng” về giao thông trong ấp.

Được sự đồng thuận và nhất trí cao của người dân, ông Bé lại "cậy nhờ" ông Tám trưởng ấp, đứng ra họp dân và lên phương án đóng góp cụ thể với điều kiện kinh tế của từng hộ dân, cũng như phương thức xây dựng, để từng đồng tiền đóng góp của người dân mang lại hiệu quả cao nhất.

Ông Bé cho biết: "Thú thật, để thuyết phục người dân đóng góp của cải vật chất làm đường, xây cầu không phải là chuyện đơn giản. Khi bà con đã thấy được lợi ích lớn lao của việc làm đường, xây cầu rồi thì họ tham gia nhiệt tình, hộ có tiền thì sẵng sàng góp thêm cho những hộ gặp khó khăn, còn những hộ gặp khó khăn thì lại hăng hái cử thêm lao động trong nhà đi làm đường.

Cứ như thế mà hơn 3 km đường giao thông và 2 cây câu bê tông cốt thép kiên cố trị giá gần 450 triệu đồng từ tiền bà con đóng góp đã được hoàn thành".

11-29-08_2

Ông Trần Văn Bé bên cây cầu Ngọn Lớn mà ông góp phần xây dựng

Không dừng lại ở việc huy động bà con trong vùng đóng góp, ông Bé còn chủ động liên hệ với những bà con địa phương đang làm ăn và thành đạt ở các thành phố lớn, cũng như các nhà hảo tâm từ khắp nơi xin tài trợ với số tiền lên tới gần 200 triệu đồng.

Vào những ngày này, ông Bé lại tiếp tục vận động bà con trong vùng hoàn thành cây cầu cuối cùng còn lại trong ấp. Tuy nhiên, với số tiền đầu tư dự toán lên đến 720 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí người dân đóng góp là 320 triệu đồng thì "chắc tôi đi cầm sổ đỏ một lần nữa vì công trình sắp khởi công tới nơi rồi”, ông Bé cười tươi nói.

Từ trước tới nay, các công trình làm đường, xây cầu trên địa bàn đều được triển khai theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó kinh phí của Nhà nước thường chỉ được giải ngân sau khi công trình đã hoàn thành. Vì thế, để có được 50% vốn đối ứng cho công trình thực hiện là một việc không dễ dàng gì.

Thế là sáng kiến nhờ các hộ dân cho mượn sổ đỏ đi vay ngân hàng để tạm thời làm vốn đối ứng cho công trình đã được ông Nguyễn Văn Tám, trưởng ấp Cầu Lớn, nghĩ ra.

Mang ý tưởng này ra trao đổi với ông Bé và anh Thiềm, ông Tám nhận được cái gật đầu đồng ý ngay. Thế là ngay hôm sau hai chú cháu ông Bé ra ngân hàng huyện để vay 150 triệu đồng.

Trong đó ông Bé vay 50 triệu, còn anh Thiềm vay 100 triệu, số tiền trên được dùng để kí hợp đồng với đại lí vật liệu xây dựng mua 1.500 m3 đá xanh, xi măng để làm 3km mặt đường phục vụ cho bà con đi lại.

Sau đợt đầu tiên làm đường, thấy việc mình làm mang lại hiệu quả thiết thực không ngờ nên trong lần thi công cây cầu Ngọn Lớn bắt qua con kênh T11 năm 2013, ông Bé lại tiếp tục xung phong mang sổ đỏ nhà mình ra ngân hàng để xin vay 100 triệu đồng về làm vốn xây cầu, cũng như mang tất cả các trang thiết thị, máy móc của mình ra phục vụ việc làm công trình.

Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình ông Bé cũng đứng ra lo chuyện cơm nước cho tất cả bà con vào những hôm làm đường cả ngày.

Thanh Sa
Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập837
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,808
  • Tổng lượt truy cập93,126,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây