Học tập đạo đức HCM

Cần có những thay đổi mạnh mẽ trong XDNTM

Thứ bảy - 12/11/2016 09:54
Thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, cần có những thay đổi mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh lý giải, rõ ràng không thể phủ nhận tính đúng đắn và những kết quả chương trình đã đạt được trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn ở một số địa phương, nhưng không thể không đặt vấn đề về mức độ tương xứng của kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, cũng như không thể phớt lờ những hệ lụy nghiêm trọng, lâu dài mà nhiều xã, nhiều gia đình nông thôn, đặc biệt là những gia đình nghèo phải gánh chịu.

Tại Bình Phước, tổng vốn đầu tư trung bình trong một đồ án quy hoạch được phê duyệt cho một xã nông thôn mới khoảng 175 tỷ đồng. Bình Phước có 100 xã như vậy, tổng vốn để Bình Phước triển khai công việc này đến năm 2025 là 175.000 tỷ đồng, chia cho 11 năm, tính ra mỗi năm Bình Phước phải chi 15.000 tỷ đồng cho riêng chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó, mỗi năm ngân sách tỉnh thu khoảng 4.000 tỷ đồng. Như vậy, lời giải cho nông thôn mới tỉnh Bình Phước hiện nay nói riêng và cả nước nói chung phải ưu tiên cho sản xuất và giao thông nông thôn trước để kết nối và tạo ra của cải cho xã hội, sau đó mới phát triển hạ tầng.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, tuy xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, sâu rộng, tạo được bước đột phá đáng kể, làm cho bộ mặt nông thôn ở từng địa phương có những thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có những cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, y tế, giáo dục, văn hóa được nâng cao, cảnh quan môi trường cũng được đổi mới nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế như: Nguồn lực đầu tư cho chương trình chưa đáp ứng yêu cầu bức thiết của các địa phương và chưa tính kỹ đến các miền, vùng, dẫn đến tiến độ thực hiện chậm và thiếu đồng đều. Ví dụ, vùng Đông Nam Bộ 46,4%, sông Hồng 43,8% nhưng miền núi phía Bắc chỉ 8,2%; một số tiêu chí đưa ra bất hợp lý gây lãng phí như tiêu chí về chợ, trung tâm bưu điện. Không ít chợ xây xong đã lãng phí trong lúc đó lại thiếu tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, đặc biệt là các nhà văn hóa ở từng thôn, bản; tư duy của người dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa mạnh; nhiều xã chạy theo thành tích, huy động quá sức dân, huy động cả hộ nghèo, người cao tuổi và cả những hộ chính sách…

Đại biểu Phương nhấn mạnh, Chính phủ cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và không đánh đồng tiêu chí chung trong xây dựng nông thôn mới, vì mỗi vùng miền có  đặc điểm kinh tế khác nhau và điều kiện về các mặt khác nhau. Quốc hội và Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, các xã vùng núi, vùng bãi ngang, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ.

“Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình, tái cơ cấu phải gắn chặt với tái cơ cấu kinh tế chung của đất nước. Chúng ta phải coi đây là một nội hàm trong tái cơ cấu kinh tế. Đây cũng là nội dung chính của việc công nghiệp hóa nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ, tập trung giải quyết cho được, không chỉ là câu chuyện xây dựng nông thôn mới mà còn là quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng đánh giá: Đây là chương trình liên tục, kéo dài, bền bỉ, không phải một giai đoạn nhất định. Từng giai đoạn phải có giải pháp nhất định, phải hết sức kiên trì, đồng bộ, tất cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế vào cuộc, người dân xác định là chủ thể vấn đề này vào cuộc thì mới thành công.

Qua 5 năm thực hiện, Bộ trưởng đồng tình với bài học rất quan trọng được rút ra trong quá trình thực hiện, đó là: “Nơi nào chủ động, sáng tạo, dân chủ, quyết liệt, khó khăn đến mấy cũng hoàn thành”.

- Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay có 2.061 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, chiếm 23% và có 27 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đã giảm rõ rệt, từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015.

- Năm 2015, nợ đọng XDNTM là 15.000 tỷ đồng.

Theo D.Thanh/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,001
  • Tổng lượt truy cập90,245,394
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây