Học tập đạo đức HCM

Cần đánh giá tổng thể Nghị định 67 để có phương án hỗ trợ ngư dân

Thứ bảy - 16/06/2018 05:15
Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho ngư dân vay vốn đóng tàu vươn khơi nhưng nhiều ngư dân lại đang rơi vào cảnh nợ nần do tàu cá hư hỏng chưa thể sửa chữa.

Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định), Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản, trong đó có chính sách đóng mới và nâng cấp tàu cá là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người dân được vay vốn để vươn khơi, bám biển và làm giàu cho mình.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi vẫn còn những vấn đề chưa phù hợp như cơ chế cho vay, đền bù thiệt hại cho ngư dân do tàu cá hư hỏng, khoanh giãn nợ...

Cần đánh giá tổng thể Nghị định 67 để có phương án hỗ trợ ngư dân

Đại biểu Lê Công Nhường

Theo đại biểu Lê Công Nhường, các tỉnh miền Trung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên có tổng kết để đánh giá việc triển khai Nghị định này như thế nào. Những trường hợp thành công cũng như thất bại cần có đánh giá khách quan, từ đó trình lên Chính phủ để chỉnh sửa Nghị định sao cho tốt nhất, qua đó có phương án cụ thể giải quyết từng trường hợp của ngư dân.

"Tư vấn cho ngư dân là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải vào cuộc xem lại toàn bộ hồ sơ. Theo Nghị định 67, ngân hàng là bên cho vay nhưng Sở Nông nghiệp tư vấn đóng tàu có vai trò trách nhiệm cũng phải làm rõ", đại biểu Nhường đề nghị.

Với những trường hợp cụ thể ngư dân bị "mắc kẹt" giữa các bên doanh nghiệp đóng tàu, ngân hàng, không thể trả nợ như một số báo phản ánh, đại biểu Lê Công Nhường cho rằng cơ sở để giải quyết các vụ việc này chỉ có cách thông qua tổng kết mấy năm thực hiện Nghị định 67 và kiến nghị giải quyết cho trường hợp ngư dân. Ngoài ra không có cá nhân hay cơ quan nào có thể giải quyết được.

"Hiện nay, chắc không có ai dám đứng ra xóa nợ, khoanh nợ cho ngư dân đang vướng mắc. Qua việc tổng kết mấy năm thực hiện Nghị định 67 để làm rõ được gì, mất gì, bao nhiêu con tàu thành công, bao nhiêu ngư dân gặp khó khăn... thì có kiến nghị giải quyết phù hợp", đại biểu Nhường đề nghị.

Theo đại biểu Lê Công Nhường, hiện nay, ở Bình Định các công ty đóng tàu Nam Triệu và Đại Dương đã thỏa thuận đền bù cho ngư dân. Chỉ có 1 số trường hợp nhỏ lẻ kéo dài thời gian đền bù tiền bị phản ánh. UBND tỉnh đã can thiệp và giải quyết.

Thực hiện Nghị định 67, nhiều ngư dân đã có thể đóng tàu kiên cố vỏ thép vươn khơi. Tuy nhiên cũng không ít ngư dân rơi vào cảnh túng quẫn do tàu cá bị hư hỏng, phải sữa chữa lâu dài trong khi vẫn phải trả lãi vay, nợ gốc.

Tin liên quan:
  • Cần đánh giá tổng thể Nghị định 67 để có phương án hỗ trợ ngư dân
    “Khơi thông” Nghị định 67: Lực đẩy tàu vỏ thép xa khơi!

    Sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ, đến cuối tháng 7/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt danh sách đối với 21 tàu (chủ tàu), trong đó có 19 tàu khai thác, 2 tàu dịch vụ, đều là tàu vỏ thép. Tính đến 31/12/2017, các ngân hàng trên địa bàn đã nhận hồ sơ vay vốn của 16 chủ tàu, trong đó đã giải quyết cho vay 11 tàu, từ chối cho vay 4 tàu và đang trình cấp trên thẩm định 1 tàu...

  • Cần đánh giá tổng thể Nghị định 67 để có phương án hỗ trợ ngư dân
    Sửa đổi một số chính sách phát triển thủy sản

    Sẽ có nhiều cơ chế mới theo hướng Trung ương sẽ hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần vốn cho cá nhân, doanh nghiệp ngành thủy sản...

  • Cần đánh giá tổng thể Nghị định 67 để có phương án hỗ trợ ngư dân
    Ngư dân Kỳ Anh đóng tàu cá trị giá gần 20 tỷ đồng

    Agribank Kỳ Anh phối hợp với Công ty TNHH TM Khiên Hà vừa tổ chức hạ thủy, bàn giao tàu vỏ thép công suất 829 CV cho ngư dân Lê Văn Tư, ở thôn Tam Hải 1, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh.

Theo baotintuc.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay43,433
  • Tháng hiện tại818,711
  • Tổng lượt truy cập91,992,440
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây