Trần Ngọc/VOV.VN
Sáng nay (19/9), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo với chủ đề "Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng".
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Quốc Phương - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân (Bộ KH&ĐT) nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành các giải pháp hiệu quả để thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.
Theo ông Phương, để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay, ngoài nỗ lực chung, cần tập trung giải pháp ngắn hạn và dài hạn bền vững để tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng 2017 nhưng vẫn phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ông Phương lưu ý đến 3 giải pháp chính, trong đó giải pháp căn bản là điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt, đảm bảo lạm phát, ổn định tiền tệ. Giải pháp thúc đẩy là tận dụng mọi cơ hội cả quốc tế và trong nước để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, kích thích xuất nhập khẩu, phát triển du lịch, tăng cường dịch vụ, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn FDI và tư nhân. Giải pháp dài hạn là tái cơ cấu nền kinh tế.
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân cho hay, chưa hết tháng 9 nên chưa có con số vĩ mô cụ thể nhưng nếu nhìn vào vĩ mô thì qua 6 tháng, quý 2 đã vượt quý 1. Khoảng cách tăng trưởng từ quý 1 đến quý 2 đã tăng hơn 1%, tăng trưởng bứt phá lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các chỉ số khác đều ổn định, mang tính hỗ trợ, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, chỉ số tài chính, tiền tệ đảm bảo, tăng trưởng tín dụng 8 tháng trên 10%.
Bên cạnh đó, ông Trần Quốc Phương cũng lạc quan về sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất nhập khẩu. Xuất khẩu tăng trưởng 18%, nhập khẩu tăng trên 22%, trong đó nhập chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu… cho thấy sản xuất trong nước đang tốt. Dự kiến tăng trưởng xuất nhập khẩu năm nay vượt xa với mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, ông Phương cũng khẳng định: Theo quan điểm của Thủ tướng, không tăng trưởng bằng mọi giá, mà tận dụng mọi cơ hội để tháo gỡ khó khăn... Chỉ tiêu tăng trưởng GDP quan trọng vì liên quan tới chỉ tiêu ngân sách.
Trong bối cảnh hạn hẹp về ngân sách, theo ông Phương, cái đích hướng đến là khơi thông cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.
Chia sẻ về nội dung này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) nêu quan điểm: Giải pháp tăng trưởng kinh tế dài hạn thì cần phải cải cách thủ tục, giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp./.
Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách trong hàng loạt các lĩnh vực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2017 nhằm tạo đà cho một giai đoạn phát triển kinh tế ổn định ở mức cao và bền vững trong các năm sau.
Khâu đột phá được xác định là quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo niềm tin và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối tượng được tập trung ưu tiên là khu vực kinh tế tư nhân, vốn còn nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;