Học tập đạo đức HCM

Cần thành lập ngân hàng đất để cho doanh nghiệp thuê sản xuất lớn?

Chủ nhật - 30/10/2016 23:59
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội, nên chăng thành lập ngân hàng đất để cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn.

Phát biểu tại hội thảo “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đồng chủ trì, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội cho rằng, Việt Nam cần thành lập ngân hàng đất để ngân hàng đất này sẽ cho các doanh nghiệp thuê lại đất để sản xuất lớn.

ts nguyen duc kien de xuat can thanh lap ngan hang dat de cho doanh nghiep thue san xuat lon hinh 1
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội phát biểu tại hội thảo (Ảnh: SBV)

Nông dân “ly nông bất ly hương”...

Giải thích cho đề xuất này, TS. Nguyễn Đức Kiên cho biết: Nông dân của chúng ta có nông dân trồng lúa, chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả khác... Ở đây mới nói tới mô hình hộ kinh doanh chứ chưa nói tới vấn đề vươn lên doanh nghiệp lớn. Chưa có ý thức tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm để có thể chia sẻ rủi ro và vấn đề thị trường.

“Nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo hướng tăng nhiều hơn về giá trị và giảm về chi phí đầu vào. Muốn làm được như vậy, bên cạnh nhiều giải pháp khác, cần phải có một cơ chế chính sách đất đai khác đi để nông dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất; bảo hộ quyền sử dụng đất đai mạnh mẽ nhất cho nông dân, doanh nghiệp”- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016. 

Ông Kiên cho biết, qua thực thế ông tham gia nghiên cứu ở 23 tỉnh trên cả nước cho thấy có 3 vấn đề: Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, trung bình có tới 2,7 hộ trên một mảnh ruộng, trung bình chưa tới 2.000 m2, còn ở miền Tây Nam Bộ tương đương 7.000 m2 đến 8.000 m2. Mỗi khi mất mùa, phải ứng trước sổ đỏ đặt vào ngân hàng. “Vấn đề ở đây là phải có sự chia sẻ, đưa tư duy sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp. Nếu chỉ đặt vấn đề yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, tiêu chí, điều kiện cho vay thì thực ra không minh bạch, công bằng lắm”- ông Kiên nêu quan điểm.

Ở góc độ nghiên cứu, ông Kiên đặt vấn đề: tại sao trong sản xuất công nghiệp sẵn sàng cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển giao tài sản ấy cho những chủ sở hữu khác. Tức là ai sử dụng tài sản ấy hiệu quả nhất thì phân công. Tại sao ở trong nông nghiệp lại không áp dụng như thế? Miền Bắc thì dồn điền đổi thửa, còn ở An Giang có cánh đồng mẫu lớn.

Tất nhiên, ông Kiên vẫn lưu ý rằng, “không thể bỏ qua đặc tính, sở hữu của người nông dân”. Đặc biệt, Phó Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội đề xuất: “Các nhà nghiên cứu cần tính toán để hình thành ra ngân hàng đất. Qua nghiên cứu, phần đông ở miền Bắc và miền Tây Nam Bộ chỉ còn người già và trẻ con ở khu nông nghiệp. Nên chăng thành lập ngân hàng đất để ngân hàng đất cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất lớn”.

“Đối với doanh nghiệp trong nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua rõ ràng sự tham gia có nhiều sự cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp nông thôn còn hạn chế và số lượng thì chiếm chưa đến 1% các doanh nghiệp của Việt Nam và quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, chiếm tới gần 97%”- TS. Phùng Giang Hải, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Thể chế nông thôn, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.

Dẫn ví dụ để chứng minh, ông Kiên cho biết: Ở huyện An Lão của Hải Phòng có thực tế doanh nghiệp thuê đất trồng ớt xuất khẩu, với yêu cầu 30 ha trở lên. Sau khi đầu tư, họ thuê luôn người nông dân làm với giá 100.000 đồng mỗi ngày công, còn ngày thu hoạch là 150.000 đồng/ngày công, nên thu nhập của nông dân được 3,8 – 4,5 triệu đồng/tháng.

Cách làm này, theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên, là đã đạt được “ly nông bất ly hương”. Và nếu không đưa tư duy sản xuất lớn, sản xuất công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp thì sẽ không thể thành công được tái cơ cấu nông nghiệp”.

Cần khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn

Liên quan đến câu chuyện về đất cho sản xuất lớn trong nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành đề xuất cần nhìn nhận bản chất tái cấu trúc nông nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, cần lưu ý đầu tiên là về tích tụ, quy mô lớn, liên kết chuỗi giá trị, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt.

 

“Giờ đây chúng ta phải thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất. Phải thay đổi tư duy từ nhà lãnh đạo đến người nông dân, chứ không thể duy trì mãi kiểu sản xuất manh mún, tư duy lạc hậu từ bao đời nay là 3 sào lúa trồng 3 kiểu: 1 sào để ăn, 1 sào làm bánh, 1 sào để bán. Doanh nghiệp chúng tôi đã cơ bản xây dựng được mối liên kết với nông dân trong sản xuất lúa giống, nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn chưa xây dựng được cơ chế liên kết rộng khắp và hiệu quả. Đi đâu cũng thấy nói cần bỏ hạn điền, nới rộng chính sách đất đai, nhưng thực tế thì rất khó tổ chức thu gom đất sản xuất.”- Ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, phát biểu tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam 2016.

Còn ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng Tín dụng Nông nghiệp, Vụ tín dụng các ngành kinh tế của Ngân hàng Nhà nước, cho hay để khuyến khích việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị định 55/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã đưa ra chính sách hỗ trợ đối với việc liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối trong liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lên tới 70-80% giá trị của phương án, dự án.

“Có thể khẳng định, đầu tư khoa học, công nghệ và tham gia chuỗi liên kết giá trị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn nói riêng”- ông Tần nhấn mạnh.

Cho nên, trong số nhiều giải pháp được ông Tần khuyến nghị thì có đề xuất rà soát và hoàn chỉnh các chính sách về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ, chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn; chính sách khoa học và công nghệ nhằm giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường./.

Thwo: Xuân Thân/VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,361
  • Tổng lượt truy cập92,034,090
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây