Do vậy, ngoài việc đầu tư đội ngũ, trang thiết bị, các lớp dạy nghề, tỉnh còn linh hoạt trong việc vừa dạy vừa tạo điều kiện cho học viên rèn luyện tay nghề, đặc biệt là lớp xây dựng.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long, ở nông thôn, những người phụ hồ ít được qua các lớp đào tạo bài bản, không có chứng chỉ nghề… nên chỉ tham gia xây dựng những công trình nhỏ ở địa phương nên thu nhập còn thấp.
Từ đầu năm 2018 đến nay, trung tâm mở 3 lớp xây dựng tại huyện Trà Ôn với trên 100 học viên theo học. Khi được đào tạo, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ nghề, và được giới thiệu tham gia xây dựng ở những công trình lớn, được làm việc trong môi trường lao động an toàn, thu nhập cao hơn.
Đặc biệt, kinh phí mua nguyên vật liệu cho học viên thực hành, mỗi lớp là 28 triệu đồng được đưa vào xây dựng các công trình xã hội, cất 2 nhà ở cho hộ nghèo ở xã Nhơn Bình và xã Hòa Bình và 1 công trình giao thông nông thôn xây bờ kè tại xã Trà Côn.
Qua đó, tạo điều kiện để học viên rèn luyện tay nghề, góp phần giúp cho huyện có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt tiêu chí an sinh xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Theo THÚY QUYÊN/baovinhlong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;