Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện khởi nghiệp: Thạc sĩ tài chính bỏ việc ngân hàng về trồng... rau sạch

Thứ hai - 13/02/2017 07:54
Đang là cán bộ một chi nhánh ngân hàng tại TP Đà Lạt, anh Nguyễn Văn Dương (37 tuổi) đã nghỉ việc để về đầu tư trang trại rau thủy canh hiện đại cho hơn 30 tấn rau sạch mỗi tháng.

Là thạc sĩ tài chính ngân hàng, vài năm trước anh Nguyễn Văn Dương không nghĩ mình sẽ chuyển hướng làm nông nghiệp sạch. Khi còn làm việc tại ngân hàng, quá trình đi thẩm định cho vay vốn, anh Dương nhận thấy phần lớn người nông dân hiện vẫn phun thuốc, bón phân kiểu truyền thống, nên khó thâm nhập những thị trường ngày càng khó tính, yêu cầu cao về rau sạch.

"Cũng chính từ đó, khi thấy tiềm năng nhu cầu thị trường rau sạch đang ngày càng tăng cao, năm 2014 có cơ hội được sang Thái Lan tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch tiêu chuẩn châu Âu, về nước tôi đã quyết tâm triển khai dự án", anh Dương chia sẻ. Khoảng thời gian này đối với anh Dương gặp nhiều khó khăn khi vừa phải lo làm công việc tại ngân hàng, vừa lo sản xuất rau sạch.

Tháng 6/2015, anh Dương dồn tiền để mua 4 ha đất tại tổ Vạn Thành (phường 5, TP Đà Lạt), trong đó đầu tư hơn 12 tỷ đồng nhập các thiết bị từ Thái Lan để trồng 1 ha các loại rau thủy canh. Đây là một trong những vườn thủy canh lớn và hiện đại bậc nhất tại Đà Lạt.

Hạt giống rau nhập từ nước ngoài sau khi được trồng trong xơ dừa (đã diệt khuẩn, sạch các mầm bệnh) sẽ được đặt vào hệ thống đường nằm cách bề mặt đất khoảng 70cm. Chất dinh dưỡng được pha theo tỷ lệ thích hợp sẽ hòa vào nước chảy qua những ống dẫn để nuôi sống cây rau phát triển từ lúc trồng trong giá thể xơ dừa cho đến lúc thu hoạch. Tất cả các công đoạn canh tác rau thủy canh được thực hiện tự động.

"Nguồn nước tưới đảm bảo các tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng và quyết định tới năng suất và chất lượng rau nên thường xuyên được kiểm tra các đặc tính an toàn, sau khi đảm bảo các yếu tố 'chuẩn' thì mới đưa vào hệ thống ống dẫn", anh Dương chia sẻ.

Song song với việc trồng rau sạch, anh Dương lo tìm đầu ra cho sản phẩm. Bằng việc đưa sản phẩm tặng đầu mối tiêu thụ dùng thử trong lứa đầu tiên, ngay lập tức các đối tác đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm rau thủy canh của trang trại. Bởi với quy trình sản xuất hiện đại, khép kín, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy mô lớn, có thể cung cấp hàng liên tục không bị gián đoạn bất kể mùa nào trong năm. Hiện trang trại của anh Dương đã có nền tảng vững chắc trong khâu tiêu thụ là chuỗi các siêu thị lớn, hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh và cả xuất khẩu.

Anh cho biết thêm, trồng rau thủy canh ban đầu vốn rất lớn nhưng với mỗi lứa rau ăn lá chỉ cần 25 đến 30 ngày là thu hoạch nên hàng năm có thể trồng được nhiều vụ hơn cách trồng giá thể hay trồng trên đất, giá bán cũng cao hơn nên khả năng thu hồi vốn nhanh.

Đến tháng 3/2016, anh Dương chính thức nghỉ việc ở ngân hàng và thành lập Công ty TNHH Đà Lạt rau thủy canh, chuyên cung cấp, lắp đặt chuyển giao kỹ thuật trồng rau thủy canh.

Hiện nay, mỗi ngày trang trại rau thủy canh của anh Dương thu hoạch hơn 1 tấn rau sạch bao gồm rau ăn lá như: xà lách các loại, cải, rau muống... cho thị trường các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang Hàn Quốc. Với giá bán trung bình khoảng 35.000 đồng một kg, sau khi trừ các chi phí, mỗi tháng lợi nhuận đạt từ 800 đến 900 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, trong chiến lược kinh doanh của mình, anh Dương đã dành 3ha còn lại để đầu tư mô hình kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và thu hút khách tham quan. Đây là mô hình du lịch canh nông khép kín đầu tiên ở thành phố Đà Lạt. "Ban đầu tôi dự kiến mở cửa đón khách vào đầu tháng 1/2017, nhưng ngay từ khi cơ sở vật chất đang hoàn thiện mà mỗi ngày đã có hàng trăm lượt người, ngày cao điểm tới cả ngàn lượt", anh Dương chia sẻ.

Với mong muốn để mỗi du khách lên Đà Lạt có thể tham quan nhà vườn hiện đại, trải nghiệm những việc làm của nông dân, được thu hoạch và có thể mua sắm nông sản ngay tại chỗ mà không phải di chuyển từ điểm này sang điểm khác, đến nay anh Dương đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng các khu sản xuất rau thủy canh, cà chua, khu trồng hoa, dâu tây công nghệ cao, hệ thống nhà hàng chuyên phục vụ các món rau và một khu trưng bày với khoảng 30 loại rau sạch giới thiệu tới du khách.

Khánh Hương
http://baodautu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập656
  • Hôm nay82,159
  • Tháng hiện tại818,269
  • Tổng lượt truy cập93,195,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây