Dấu hiệu nhận biết trăn vào mùa sinh sản
Anh Sang chia sẻ kinh nghiệm, thông thường mỗi năm trước Tết Dương lịch khoảng 10 ngày trăn bước vào mùa sinh sản. Khi này, trăn cái thường bỏ ăn, bất kể ngày đêm, con cái đều nhũi vào thành lồng, ngóc đầu muốn ra ngoài. “Trăn cái tiết ra mùi dẫn dụ trăn đực, cứ khi trăn cái động dục tiết mùi tự động trăn đực gần đấy sẽ sung lên. Ở hậu môn con đực lòi ra cục thịt màu đỏ, dễ dàng nhìn thấy nó lết cục thịt khắp nơi, đuôi trăn nhỉnh nhỉnh lên”, anh nói.
"Quái kiệt" Diệp Văn Sang - Người có biệt tài bắt trăn đẻ như gà (Ảnh: Danviet.vn/ VS)
Theo anh Sang, nếu những lồng trăn gần nhau, cũng dễ nhận biết trăn đến mùa sinh sản nhờ quan sát. Ngoài dấu hiệu trăn bỏ ăn, nhủi vô lồng đòi ra, thì những con trăn đực và cái sẽ nhủi nhủi đầu đến gần nhau.
“Bí quyết” “hái vàng”…
9x thành đạt nhờ nghề nuôi trăn sinh sản bật mí, thường trăn từ 2 năm tuổi bắt đầu sinh sản. Sinh sản tốt ở độ tuổi từ 3 năm trở đi. Khả năng sinh sản của trăn cái tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể chúng. “Cứ tăng 1kg sẽ có khả năng đẻ được 1.5 trứng. Ví dụ trăn nặng 20kg có thể đẻ 30 trứng, trăn cái 50kg đẻ 75 trứng…có những con nặng 100 kg đẻ đến 150 trứng. Trăn cái chuẩn phải nặng từ 18-20kg trở lên mới cho sinh sản. Muốn nó đẻ tốt phải làm chuồng to, cho ăn nhiều, phát triển lớn thì đẻ nhiều”.
Một cặp trăn của Trại trăn giống đang phối giống (Ảnh: Danviet.vn/ VS)
Diệp Văn Sang đúc kết, nuôi trăn cái hàng năm, chỉ phải cho ăn 6 tháng. Còn 6 tháng sau khi con trăn sinh sản sẽ nhịn ăn. Vì vậy, trước khi phối trăn, phải cho trăn cái ăn nhiều hơn bình thường để con trăn béo, tích tụ mỡ và năng lượng. Trăn có sức, tỷ lệ đẻ nhiều trứng hơn, sau kỳ sinh sản cũng đỡ hư hại thể trạng trăn.
Chuồng lớn, cho ăn nhiều trăn mắn đẻ hơn (Ảnh: Danviet.vn/ VS)
“Để phối giống hiệu quả cần chọn con đực nặng tối thiểu từ 10 kgkg trở lên, có “cựa” – bộ phận sinh dục to, thân hình dài thon. Khi phối bắt con đực bỏ qua chuồng con cái trong 1 tuần đến 10 ngày. Thường chỉ giao phối 1 lần đậu rồi, nhưng đề phòng bị rớt, cứ để chúng gần nhau lâu hơn. Lưu ý, không dùng một trăn đực vừa phối xong đem phối tiếp con khác, hiệu quả sẽ giảm đáng kể”, Sang bộc bạch.
Trăn ấp trứng sẽ trở lên hung dữ, người nuôi tuyệt đối không động vào chúng. Khi trăn con nở, trăn mẹ sẽ hiền lại (Ảnh: Danviet.vn/ VS).
Theo đó, khi trăn cái mang bầu bụng sẽ to lên, có triệu chứng bỏ ăn. Thời gian này, dù có cho ăn trăn cũng không ăn. Hãn hữu mới có ăn vẫn đòi ăn, với những con này chủ cho ăn ít vì ăn nhiều dễ chèn bể trứng, hư thai. Anh Sang tiếp lời: “Khi thấy trăn có dấu hiệu mang bầu, phải bỏ rơm, cát vô cho nó tạo ổ đẻ trứng ở đó cho ấm. Vào mùa đẻ, chuồng trăn đẻ phải bọc nilon cột 4 vách chuồng lại, tránh gió lùa, mưa tạt. Lạnh thì thắp điện đảm bảo đủ nhiệt độ cho trăn ấp trứng. Trăn mang thai từ 120-140 ngày sẽ đẻ trứng. Ấp 53-54 ngày trứng sẽ nở. Chuồng phải quây lưới mắt nhỏ, trăn con nở ra thường nặng 1 lạng, chúng tự biết ăn, biết bò và không theo mẹ. Nếu lưới to, trăn con sẽ bò đi mất”.
Trước khi trăn ấp trứng cần rào lưới nhỏ để khi trăn con nở không chui đi mất (Ảnh: Danviet.vn/ VS).
Anh khuyến cáo, khi trăn đẻ sẽ trở nên hung dữ bởi bản năng làm mẹ canh giữ, bảo vệ trứng. Người tới gần nó sẵn sàng tấn công. Do đó, khi trăn ấp, tuyệt đối không động vào. Sau khi trăn con nở, trăn mẹ sẽ hiền lại.
Mỗi năm anh Sang bán ra thị trường hơn 2.000 trăn con các loại (Ảnh: Danviet.vn/ VS).
Việc chăm sóc chăn con cũng đòi hỏi công phu, nên nhốt trăn con trong chuồng gỗ có1 mặt lưới nhỏ. Đảm bảo đủ ấm, tránh mưa, gió. Bữa ăn đầu tiên cho trăn con phải cho ăn chim cút non, hoặc chuột non. Người thiếu kinh nghiệm, cho trăn con ăn gà con sẽ bị chết, bởi gà con quá to so với trọng lượng cơ thể trăn con. Cứ 1 tuần đến 10 ngày mới cho trăn con ăn 1 lần, khối lượng thức ăn phải tăng từ từ để trăn con dễ dàng thích ứng…
Quý độc giả cần tư vấn nuôi trăn, mua trăn giống liên hệ anh Diệp Văn Sang – Số nhà 40/47 đường Lê Văn Hưu, khu phố 2, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai. Điện thoại anh Sang: 0987215602; facebook.com/TraiTranGiong.
Theo: Phú Lãm/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;