Học tập đạo đức HCM

Chi phí giảm, lợi nhuận tăng

Thứ năm - 05/03/2015 22:11
Gần đây, nông dân ở huyện Ba Tri áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, mang lại hiệu quả khả quan, góp phần tăng thời vụ, hạn chế sâu hại và giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Trồng rau an toàn trong nhà lưới
Theo ông Nguyễn Thành Lâm - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, mô hình trồng rau trong nhà lưới bắt đầu phát triển ở xã Phú Ngãi, với diện tích khoảng 2ha, mang lại hiệu quả khả quan. Từ đó, nhiều hộ dân đã chuyển phương thức sản xuất truyền thống sang trồng trong nhà lưới. Dự kiến trong năm 2015, huyện hướng đến mô hình tổ hợp tác theo Nghị định số 151 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác (THT), góp phần đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cung ứng thị trường trong thời gian tới.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới là kết quả của 7 năm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi của anh Nguyễn Lộc Tùng - Giám đốc Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm, TP. Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất rau sạch. Sau khi thử nghiệm thành công mô hình rau sạch an toàn trong nhà lưới tại TP. Hồ Chí Minh, anh Tùng đã chuyển về địa bàn huyện Ba Tri để phát triển mô hình. Hiện mô hình được áp dụng ở các xã: Vĩnh An, Mỹ Nhơn, Phú Ngãi, Tân Xuân và An Hòa Tây. Theo kinh nghiệm nhiều năm của anh Tùng, trồng rau trong nhà lưới sẽ ngăn được côn trùng, sâu hại thâm nhập, đảm bảo rau sạch và an toàn, mang lại lợi ích thiết thực cho người trồng.
Với 170m2 đất, hiện gia đình anh Khổng Tuân, ấp Phú Thạnh, xã Phú Ngãi đang trồng cải bẹ dún trong nhà lưới. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tuân thu hoạch 255kg rau sạch, giá bán 10 ngàn đồng/kg. Theo anh Tuân, trồng rau trong nhà lưới giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất, mùa mưa hay nắng đều trồng được và luân phiên cho thu hoạch cả năm.
Thấy được hiệu quả mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhiều hộ dân xã Phú Ngãi đã học hỏi và phát triển mô hình. Ông Trịnh Văn Rứa, ấp Phú Thạnh đã vận dụng đạt hiệu quả trên diện tích 650m2 đất trồng cải. Mỗi tháng gia đình ông thu hoạch 1,3 tấn rau sạch, giá 10 ngàn đồng/kg (cao hơn giá thị trường từ 2 - 3 ngàn đồng/kg). Gia đình ông có lãi trên 10 triệu đồng. Trong khi đó, trồng rau theo truyền thống chỉ tập trung vào mùa nắng, chi phí đầu vào tăng nên lợi nhuận thấp hơn rất nhiều.
Theo nhiều hộ dân trồng rau màu ở huyện Ba Tri, trồng rau trong nhà lưới thuận tiện hơn cách trồng rau truyền thống. Phân, thuốc sử dụng và công chăm sóc ít hơn. Nhờ đó, rau màu trông đẹp mắt, chất lượng và năng suất cao. “Hiện khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng loại rau sản xuất theo phương thức giảm hàm lượng thuốc hóa học. Sản xuất theo mô hình nhà lưới, người dân chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và men vi sinh giữ được hương vị, màu sắc tốt hơn so với các loại phân thuốc hóa học. Sản phẩm bán ra được kiểm dịch về độ vệ sinh và đảm bảo không có hàm lượng thuốc hóa học. Sản phẩm tuy giá cao nhưng khách hàng luôn tin tưởng và lựa chọn” - anh Tùng cho biết thêm.
Sản phẩm rau sản xuất trong nhà lưới của các hộ dân trên địa bàn các xã đều được Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm đến tận nơi thu mua và phân phối trực tiếp cho các khách hàng khó tính trên thị trường TP. Hồ Chí Minh, góp phần đảm bảo hàng tiêu thụ và giá thành cho người nông dân. Ngoài ra, Công ty TNHH SX MTV Việt Tâm còn hỗ trợ kỹ thuật để người dân xây dựng nhà lưới và hệ thống nước tưới phun sương. 1.000m2 đất xây dựng nhà lưới, chi phí trung bình gần 8 triệu đồng. Thời gian sử dụng kéo dài trên 3 năm. Người trồng rau thu hoạch trong 2 tháng, lãi cao hơn chi phí đầu tư.
Sản xuất muối phủ bạt
Xã Bảo Thạnh (Ba Tri) có nghề sản xuất muối lâu đời, với diện tích lớn nhất huyện với 650ha. Những năm qua, do sản xuất theo phương pháp truyền thống trên nền đất nên chất lượng muối thấp, giá bán không cao. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, vụ muối năm 2014-2015, nhiều diêm dân ở Bảo Thạnh đã mạnh dạn đầu tư mô hình sản xuất muối phủ bạt và bước đầu mang lại hiệu quả.
 Sản xuất muối phủ bạt. Ảnh: Trần Xiện

Anh Nguyễn Minh Lương, sinh năm 1955, ở ấp Thạnh Lợi là một trong những diêm dân đã thực hiện mô hình này. Năm 1976, anh Lương tình nguyện lên đường làm nghĩa vụ quốc tế. Đến năm 1980, anh xuất ngũ trở về quê lập gia đình và phát triển kinh tế trên 6 công đất sản xuất muối cho đến nay. Vụ muối năm nay, sau khi học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác, anh mạnh dạn đầu tư trên 20 triệu đồng thực hiện mô hình sản xuất muối phủ bạt trên diện tích 900m2 với mong muốn nâng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị kinh tế. Sau thời gian thực hiện, mô hình bước đầu mang lại hiệu quả. So với diện tích không phủ bạt thì muối phủ bạt có nhiều ưu điểm như nước không bị thất thoát, thời điểm đến khi muối kết tinh ngắn hơn 1/3 thời gian, muối không bị lẩn tạp chất từ đất. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, anh thu được trên 3 tấn muối, tăng 30% so với diện tích không phủ bạt. Anh Nguyễn Minh Lương phấn khởi cho biết: “Thực hiện mô hình này cho sản lượng, chất lượng muối cao hơn sản xuất trên nền đất. Từ đó, tôi không sợ đầu ra sản phẩm, thương lái sẽ tìm đến mua, giá bán chắc chắn sẽ cao hơn”.
Không chỉ có anh Lương, vụ muối này xã Bảo Thạnh có 10 hộ đầu tư mô hình sản xuất muối phủ bạt với diện tích 7ha. Đến thời điểm này, hầu hết các hộ đều thu hoạch. Ngoài sản xuất muối thô, thời gian gần đây, xã Bảo Thạnh có hộ đã đầu tư chế biến muối tôm, muối chay từ muối của địa phương. Cơ sở này đang có nhu cầu mua lượng muối trắng chất lượng để chế biến sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
Ông Trịnh Hoàng Be - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh cho biết: “Vụ muối năm nay, một số hộ dân của xã đã thực hiện mô hình sản xuất muối phủ bạt và mang lại kết quả tốt. Muối của bà con sản xuất ra đảm bảo chất lượng, có thể sử dụng trong công nghiệp hoặc chế biến muối i-ốt. Đây là điều đáng mừng cho nghề làm muối ở địa phương. Sắp tới, ngoài việc cung cấp sản phẩm cho cơ sở sản xuất muối tôm, muối chay ở địa phương, chúng tôi sẽ phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre vận động các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh đến mua, bao tiêu muối của bà con; đồng thời tạo điều kiện để người dân được vay vốn từ các nguồn để đầu tư sản xuất, nhân rộng mô hình này”.
Theo: baodongkhoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập575
  • Hôm nay71,106
  • Tháng hiện tại807,216
  • Tổng lượt truy cập93,184,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây