Học tập đạo đức HCM

Chớ làm nông thôn mới kiểu “chín ép”!

Thứ hai - 12/01/2015 22:43
Việc triển khai xây dựng nông thôn mới theo phong trào còn diễn ra ở không ít địa phương. Có nơi đã bước đi chệch hướng trên chặng đường này.

Kết thúc năm 2013, mới chỉ có 67 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn nông thôn mới thì đến hết năm 2014, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết, cả nước đã có 785 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Điều này thêm một điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm qua. Nhưng suy ngẫm lại, liệu rằng chương trình xây dựng nông thôn mới có đang bị đẩy tốc độ quá nhanh, làm vội vàng để đạt thành tích về số lượng, còn thực chất ở những xã chuẩn nông thôn mới này, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có thực sự “mới” hay không thì cũng cần phải xem lại.

Đến nay, trên cả nước đã có gần 800 xã đạt 19/19 tiêu chí, được công nhận xã nông thôn mới (tăng hơn 10 lần so với năm 2014); gần 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, hơn 70% hoàn thành tiêu chí hộ nghèo… Và với “tốc độ” này, dự kiến hết năm 2015 sẽ có ít nhất 1.500 xã đạt chuẩn, đến năm 2020 sẽ có gần 5.000 xã (chiếm khoảng 50% số xã trên cả nước) cán đích trên con đường xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng những con số này mới chỉ thể hiện về mặt số lượng. Nhiều người lo ngại, liệu rằng hàng chục nghìn người dân nông thôn của gần 800 xã đạt chuẩn hiện nay đã thực sự được hít thở trong bầu khí quyển của “nông thôn mới” hay chưa?

 

ảnh minh họa 

 

Ở nhiều nơi, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được chính quyền địa phương và người dân xắn tay vào thực hiện, làm thay đổi lớn diện mạo và đời sống người dân. Một nông thôn no ấm, bình đẳng, dân chủ, văn minh, giàu bản sắc dần hiện hữu, từ đường làng ngõ xóm, nếp ăn ở, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đến phương thức sản xuất, cung cách làm giàu ngay tại quê nhà. Thế nhưng, cũng có không ít địa phương do nóng ruột để đạt thành tích về đích sớm mà đã có những bước đi chệch hướng trên chặng đường này.

Mặc dù được xác định đây là một chương trình lâu dài, nhưng việc triển khai xây dựng nông thôn mới theo phong trào, với tốc độ cao còn diễn ra ở không ít địa phương. Nhiều xã đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ, sao cho đạt kế hoạch đề ra để về đích sớm nên không tránh khỏi việc làm dối, làm ẩu. Không ít xã đều dồn sức quá lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, hoàn thành cho được các tiêu chí về trụ sở, trường  học, chợ, đường giao thông... mà không mấy quan tâm đến đời sống, sản xuất của người dân.

Có thể thấy, những tiêu chí về hạ tầng thường dễ làm, thành tích được ghi nhận cụ thể hơn, uy tín tiếng tăm của cán bộ lãnh đạo cũng thể hiện rõ hơn. Vì thế, nhiều địa phương đã “vung tay quá trán” ồ ạt xây dựng những công trình nông thôn mới. Thế nên, sau vài năm xây dựng nông thôn mới, khi những công trình hạ tầng đã bắt đầu xuống cấp cũng là lúc không ít địa phương lại trở thành “con nợ” đến cả trăm tỷ đồng… Và cũng để tăng thêm nguồn lực, nhiều cán bộ xã đã huy động quá mức tiền đóng góp của người dân, dồn thêm gánh nặng cho những nông dân nghèo. Thậm chí, như ở một số xã thuộc huyện nghèo Lệ Thủy, Quảng Bình người dân đã phải đi vay tín dụng đen để đóng tiền xây dựng nông thôn mới!

Cách làm này đã đi ngược lại với chủ trương của Ban Bí thư và phương châm xây dựng nông thôn mới của và Ban chỉ đạo Quốc gia; làm méo mó mục tiêu của chương trình là đem lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân.

Thêm nữa, cũng vì mong muốn sớm về đích, nhiều xã đã tự nâng vống số liệu, sao cho bản báo cáo với những con số thật đẹp, đạt chuẩn. Những nông thôn mới “chín ép” như thế thì không thể đem lại cuộc sống “mới” cho người dân được.  

Và điều quan trọng hơn là sau khi được cấp bằng chứng nhận đạt chuẩn nông thôn mới rồi, liệu rằng, những địa phương đó có duy trì được những kết quả này một cách bền vững hay không? Sản xuất của người dân có được phát triển, đời sống của họ có được cải thiện, nâng lên? Họ có trở nên năng động, tự tin, làm chủ  công cuộc phát triển của chính làng quê của mình? Những điều này không được duy trì thì con số hàng trăm, hàng ngàn xã đạt chuẩn nông thôn mới cũng trở nên vô nghĩa mà thôi!

Theo VOV1


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại278,847
  • Tổng lượt truy cập92,656,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây