Học tập đạo đức HCM

Chủ tịch Tổng hội NN&PTNTVN Hồ Xuân Hùng: Đã có những trái ngọt Nông thôn mới sau 7 năm

Thứ sáu - 11/05/2018 23:48
Đầu tháng 4 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị toàn quốc Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp năm 2018 tại Ninh Bình. Hội nghị đã báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2017 và đề ra các kế hoạch triển khai trong các năm tới của giai đoạn 2016 – 2010. Nhân dịp này, Nông thôn Việt có bài trao đổi cùng Chủ tịch Tổng hội NN&PTNTVN Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, người đã nhiều năm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đi cùng chương trình NTM từ những ngày đầu.

Nổi bật với những sáng kiến

NTM 2017 có điểm gì đáng nhớ, thưa ông?

Chủ tịch Tổng hội NN&PTNTVN Hồ Xuân Hùng: Có thể thấy 2017 là năm đầu tiên thực hiện chương trình NTM theo bộ tiêu chí mới. Ngay khi vừa kết thúc giai đoạn đầu (2010 – 2015), Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung những điểm cần thiết cho giai đoạn 2016 – 2020. Đây là điểm sáng đáng ghi nhận, bởi nếu tiếp tục áp dụng bộ tiêu chí cũ thì sẽ không theo kịp thực tế. Ngay sau khi tiếp nhận bộ tiêu chí mới, hầu hết các địa phương đã cụ thể hóa được các tiêu chí này.

Điểm sáng thứ hai là các sáng kiến từ địa phương đã được vận dụng, nổi bật có thể kể đến: Hà Tĩnh với mô hình Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Thực ra đây là điểm cụ thể hóa từ tiêu chí môi trường sinh thái nông thôn. Phải nói mô hình này rất ấn tượng bởi Vườn mẫu giải quyết được một “nỗi khiếp sợ” bấy lâu nay là nạn bê tông hóa nông thôn. Hoặc để giải quyết một điểm nghẽn trong khâu tiêu thụ sản phẩm của nông dân thì Quảng Ninh đưa ra mô hình OCOP Mỗi làng một sản phẩm – giúp kích cầu và đưa những sản phẩm làng nghề vượt ra ranh giới làng để trở thành những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông đánh giá như thế nào về sự nở rộ mô hình du lịch sinh thái nông thôn những năm gần đây?

Du lịch nông thôn là một dấu ấn đáng nhớ khác của NTM trong năm 2017. Đây cũng là mong mỏi và trăn trở của những người đã gắn bó với nông thôn mới lâu năm. Tuy chưa có kết quả nhiều nhưng việc bắt đầu hình thành các mô hình du lịch sinh thái ở nông thôn gắn với mô hình homestay – ngủ tại nhà dân, là bước khởi đầu khả thi cho những năm tiếp tới. Phải nói trước rằng, mô hình này sẽ phổ biến ngay được, nhưng nếu không có những ý tưởng ban đầu như thế này thì không thể có những bước lâu dài trong thời gian 5 – 10 năm tới.

Khu du lịch sinh thái kết hợp homestay Vàm Xáng ở huyện Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: NTV.
Khu du lịch sinh thái kết hợp homestay Vàm Xáng ở huyện Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: NTV.

Trong hai loại du lịch sinh thái: du khách đến xem xong lại về và du khách nghỉ tại nhà dân, nên ưu tiên và khuyến khích loại thứ 2, tức là homestay. Ví như Quảng Ninh làm làm tốt mô hình này khi du lịch sinh thái vừa có hoạt động múa rối, vừa có những khu nhà cổ, và nơi nghỉ ở nhà dân. Việc tổ chức mô hình này đòi hỏi sự công phu. Tuy nhiên, cơ sở phục vụ du lịch sinh thái phải rất chú ý đến yếu tố tiện nghi. Căn nhà có thể truyền thống, cổ, nhưng hiện đại trong khâu sinh hoạt. Ví dụ như mô hình homestay du lịch nhà sàn ở Tân Trào, Tuyên Quang, khu vệ sinh không thể đưa ra ngoài nhà như kiểu cũ được mà phải thay thế bằng khu vệ sinh khép kín.

Mặt khác, điểm đặc trưng của homestay du lịch là phải đem đến trải nghiệm khác biệt, cái gọi là “để du khách trải nghiệm những thứ họ mơ muốn có”. Vì thế nên không phải vùng nông thôn nào cũng phù hợp. Phải là những nơi có bản sắc văn hóa riêng, như vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, những nơi gắn với danh nhân nổi tiếng…Nên nếu cứ đua nhau làm thì sẽ không hiệu quả, và còn lãng phí nguồn lực.

Trở về khía cạnh kinh tế nông nghiệp, theo ông, năm 2017 đã có những dấu ấn nào?

Đầu tiên, kỷ lục xuất khẩu rau củ quả 3,5 tỷ USD năm 2017 vừa qua cho thấy một điều: đó là những trái ngọt từ chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp. Nếu cứ mãi loay hoay với phát triển toàn diện mà không tập trung theo hướng lợi ích so sánh thì khó mà có được con số kỷ lục này. Bên cạnh thay đổi tư duy trong tái cơ cấu nông nghiệp thì chúng ta đã quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm sạch. Chính vì thế, vượt lên trên kết quả mấy tỷ đô la xuất khẩu rau củ quả chính là lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đến sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh tổ chức sản xuất, Bộ NN&PTNT đã chú tâm nhiều hơn đến khâu tổ chức tiêu thụ tức là thị trường cho nông dân. Chúng ta đã quá nhiều năm dành mối quan tâm cho sản xuất, thì 2017 là năm được đặc biệt chú trọng về khâu thị trường tiêu thụ cho người sản xuất. Nếu không có sự chuyển hướng này thì thật sự, nông dân sẽ đối mặt nặng nề hơn trước những điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Sản xuất theo chuỗi liên kết, bản chất cũng là tổ chức thị trường, tức là tổ chức liên kết để đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia và ngược lại.

Kỳ vọng sức bật từ doanh nghiệp

Bên cạnh thành tựu, những gam màu xám nào mà NTM sẽ cần tiếp tục cải thiện trong giai đoạn tới?

Đến nay, môi trường nói chung, không chỉ môi trường sinh thái mà cả môi trường an ninh nông thôn đang phải gánh chịu hệ quả từ quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, vẫn còn đang là gánh nặng cho nông thôn. Quá nhiều nông thôn hoang vắng! Vì sao lại có khái niệm nông thôn đáng sống? Vì chúng ta muốn lôi kéo một bộ phận dân cư quay về. Tại sao họ lại bỏ đi? Rõ ràng là điều kiện sống còn khó khăn, các tổ chức dịch vụ, công ăn việc làm thiếu thốn. Và ruộng hoang ở nông thôn quá nhiều, do thu nhập trên mảnh đất đó quá ít ỏi. Chúng ta cần những chính sách để hạn chế lãng phí đất nông thôn và tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân nông thôn.

Muốn tạo đột phá trong nông thôn, không thể bỏ qua hạ tầng đầu tư về y tế, giáo dục, văn hóa. Đặc biệt là văn hóa, cần chú trọng đến sinh hoạt văn hóa cho trẻ em và người già ở nông thôn. Hình ảnh trẻ em đá bóng hay thả diều gần như đã rất xa vời. Và cũng không nhiều nơi có tổ chức sinh hoạt cho người già, người về hưu. Và khi đó thì nhà nào tự lo nhà nấy. Nhưng nông thôn mà đèn nhà nào nhà nấy rạng thì nguy hiểm rồi!

Giữa rất nhiều khái niệm bên cạnh khái niệm chính thống là nông thôn mới như: nông thôn kiểu mẫu, nông thôn đáng sống, nông thôn tiên tiến, nông thôn nâng chất, nông thôn điển hình khiến người nông dân không biết tập trung hướng nào là chuẩn và tập trung cho cái nào. Tình trạng này cũng không khác nào loạn các khái niệm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0…

ần kết hợp giữa định hướng nông nghiệp sạch và công nghệ cao, trong thời đại 4.0. Trong ảnh là vườn cà chua sử dụng hệ thống tưới thông minh của HTX Tân Tiến, TP Đà Lạt. Ảnh: NTV.
Cần kết hợp giữa định hướng nông nghiệp sạch và công nghệ cao, trong thời đại 4.0. Trong ảnh là vườn cà chua sử dụng hệ thống tưới thông minh của HTX Tân Tiến, TP Đà Lạt. Ảnh: NTV.

Cơ chế và mối liên kết thực giữa tái cơ cấu nông nghiệp và nông thôn mới, trong chính sách, nhất là ở cấp cơ sở là chưa rõ. Ví dụ, lồng ghép các chương trình với NTM phải làm ra sao, hiện vẫn giao khoán cho địa phương tự lo, mạnh ai nấy làm. Hoặc như chương trình Xóa đói giảm nghèo và NTM, nội hàm của chương trình này không khác gì NTM vì 70% người nghèo là ở nông thôn, nên phải thực hiện như 2 mà 1, còn mạnh Bộ nào, Bộ ấy làm thì khó mà đi nhanh được!

Ông đánh giá như thế nào về hiện diện của yếu tố doanh nghiệp trong NTM?

Trong 5 năm gần đây, chúng ta đã đánh giá rõ hơn vai trò của doanh nghiệp đối với nông thôn. Gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng: Doanh nghiệp có vai trò quyết định và dẫn dắt nền nông nghiệp Việt Nam. Nói như thế, không phải phủ nhận vai trò của kinh tế hộ, của nông dân. Nhưng thực tế, trong hợp tác, liên kết, sản xuất chuỗi, hay như hoạt động của Hợp tác xã, nông dân sẽ không đủ sức, chắc chắn phải có sự hiện diện mạnh mẽ của doanh nghiệp. Và hồi đáp lại sự quan tâm ấy là dòng chảy đầu tư khả quan vào lĩnh vực nông nghiệp, ngay cả từ những tên tuổi lâu nay ít liên quan và có cả những doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, chưa kể đến các chủ doanh nghiệp và Việt kiều.

Doanh nghiệp không chỉ đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, tổ chức thị trường lớn, tạo công ăn việc làm, ở một khía cạnh khác mà ta ít chú ý đến, họ chính là yếu tố tác động tích cực đến tư duy lao động còn cũ kỹ ở nông thôn. Năng suất lao động nông nghiệp hiện nay là quá thấp, chỉ bằng 38,5% mức chung của nền kinh tế (năm 2017). Nếu doanh nghiệp về nông thôn, năng suất lao động được cải thiện thì đời sống người nông dân cũng sẽ tốt lên.

Năng suất lao động nông nghiệp hiện nay là quá thấp, chỉ bằng 38,5% mức chung của nền kinh tế (năm 2017). Ảnh: Thảo Nguyên
Năng suất lao động nông nghiệp hiện nay là quá thấp, chỉ bằng 38,5% mức chung của nền kinh tế (năm 2017). Ảnh: Thảo Nguyên

Chỉ tiếc rằng chính sách hiện nay chưa đủ hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp. Rất may là Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (ký ngày 17.4.2018) thay thế Nghị định 210. Hy vọng trong quá trình triển khai, nghị định này sẽ tạo sức hút tốt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp.

NTM trong những năm tới sẽ cần lưu ý yếu tố nào nữa?

Môi trường đang và sẽ tiếp tục là điểm nóng trong xây dựng nông thôn mới. Có thể thấy rõ mối tập trung của Trung ương và các địa phương dành cho vấn đề này ở nông thôn, đặc biệt là những loại hình xử lý môi trường nông thôn theo kiểu mới. Tuy nhiên, môi trường sinh thái là vấn đề khó trong NTM. Hiện nay, chôn lấp hay đốt rác thải ở nông thôn đều sẽ tạo hệ quả cho môi trường. Nhưng muốn xử lý dứt khoát và bền vững thì phải có sự đầu tư, cụ thể là doanh nghiệp tham gia. Nếu hỗ trợ xử lý chôn hay đốt rác thì nông thôn sẽ phải gánh hậu quả khác.

Trở về các khái niệm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và mới nhất là nông nghiệp 4.0, chắc chắn thành quả của nông nghiệp 4.0 là rất cần trong ứng dụng nông nghiệp và quản lý, điều hành. Cần kết hợp giữa định hướng nông nghiệp sạch và công nghệ cao, trong thời đại 4.0, nếu đơn lẻ thì sẽ không bao giờ thành công 

Xin cảm ơn ông!

Uyên Linh thực hiện
Nguồn: 
http://nongthonviet.com.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,664
  • Tổng lượt truy cập92,028,393
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây