Học tập đạo đức HCM

Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Chưa đạt mục tiêu

Thứ bảy - 28/07/2012 03:02
Những bất cập trong cơ chế, thiếu vốn đầu tư, khó khăn trong xã hội hóa và thiếu sự quan tâm của chính quyền là những nguyên nhân khiến Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) chưa đạt mục tiêu. Đây là thông tin từ hội nghị giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2012-2015 diễn ra ngày 27-7.
Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là người nghèo, bà con dân tộc, vùng sâu vùng xa. Song thực tế, nhiều chỉ tiêu giai đoạn 2006-2010 đề ra đã không đạt được mục tiêu, nhất là chỉ tiêu nước sạch. Trong số 78% tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh, chỉ có khoảng 37% người dân được dùng nước đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT cho rằng, trong giai đoạn 2012-2015, phải nỗ lực cao mới có thể đạt được mục tiêu cung cấp nước hợp vệ sinh cho 4 triệu người dân khu vực nông thôn, xây dựng 1,4 triệu nhà tiêu hợp vệ sinh, 45% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, 100% các trường mầm non, trường phổ thông, trạm y tế xã đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. 

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, mỗi năm ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ cho mỗi tỉnh, thành phố 15-20 tỷ đồng, còn lại các địa phương phải huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình. Ông Cấn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, việc huy động xã hội hóa không đơn giản, đặc biệt với các tỉnh miền núi, không thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư, trong khi người dân chỉ đóng góp ngày công lao động. Do đó, nếu nguồn hỗ trợ từ trung ương thấp, chẳng khác gì "muối bỏ bể". Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Tiến Nam phàn nàn, nguồn lực trung ương đầu tư đã thấp, việc phân bổ cũng quá chậm, đến tháng 5 mới phân bổ vốn năm nay. Địa phương phải tìm nhiều nguồn nhưng vẫn chưa bù đắp được sự thiếu hụt vốn, dẫn đến nhiều công trình đầu tư dàn trải, kéo dài, chậm đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước… 

Tại Hà Nội, thời gian qua, TP đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cải thiện việc cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn. Nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ dân được dùng nước sạch thấp, mới đạt 34%. Nhiều công trình không phát huy được hiệu quả, đã bị xuống cấp, hư hỏng, thậm chí "đắp chiếu". Cũng có công trình sau khi làm xong nhưng do giá thành nước cao nên dân không dùng nước. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, một số địa phương còn có tình trạng, sau khi tiêu hết nguồn trung ương hỗ trợ, không huy động được vốn dẫn tới công trình cấp nước xây dựng dở dang, máy móc, thiết bị xuống cấp, lãng phí vốn đầu tư. Quản lý sau đầu tư kém, dẫn tới công trình không thể vận hành. Ông Việt cho rằng, hiện chúng ta đang thiếu một bộ máy quản lý công trình cấp nước sau đầu tư hiệu quả. Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội đã giao cho các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, nhưng gặp khó khăn trong việc định giá tài sản đầu tư. 

Ở khía cạnh khác, lãnh đạo nhiều địa phương đề nghị phải quy định rõ cơ quan quản lý về NS&VSMTNT, tránh chồng chéo như hiện nay. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của các ngành y tế, giáo dục và nông nghiệp. Đại biểu các tỉnh đề nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT sớm ban hành thông tư hướng dẫn về cơ chế tài chính, cơ chế xã hội hóa thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau đề xuất tăng nguồn hỗ trợ từ trung ương và đẩy mạnh các chương trình lồng ghép huy động các nguồn lực đầu tư…

Bộ trưởng NN&PTNT, Chủ nhiệm chương trình Cao Đức Phát nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMT có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, là một phần nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, do đó các địa phương cần phải chỉ đạo quyết liệt. Ban Chủ nhiệm chương trình sẽ sớm ban hành thông tư hướng dẫn để các địa phương thực hiện quy định. Đồng thời sẽ công bố nguồn vốn bổ sung 478 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương. Ông Phát cho rằng, trong mọi tình huống, vấn đề chỉ đạo là then chốt, thậm chí quyết định. Vốn ngân sách hiện chỉ chiếm 1/6 vốn chương trình, do đó phải huy động nhiều nguồn lực, nên việc tổ chức sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kích thích cả xã hội tham gia là rất quan trọng.
Theo HNM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay37,567
  • Tháng hiện tại812,845
  • Tổng lượt truy cập91,986,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây