Học tập đạo đức HCM

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiêu chí điện dẫn đầu

Thứ hai - 26/05/2014 03:34
Việt Nam đang tiến gần tới đích 100% số hộ dân nông thôn có điện. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là hoàn thành tiêu chí về điện chỉ đạt được khi có sự chung tay nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự huy động và kết hợp nhiều nguồn lực.

Khâu trọng yếu

Đầu năm nay, hơn 54 nghìn hộ đồng bào Khmer trên địa bàn 300 xã của các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có điện sử dụng. Đây là kết quả bước đầu của một trong những dự án trọng điểm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện, nhằm đưa điện tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, hải đảo, góp phần xây dựng NTM.

Kéo đường dây điện mới tại các xã nông thôn.
Kéo đường dây điện mới tại các xã nông thôn.

Từ năm 1998 đến nay, EVN đã và đang triển khai thực hiện các Dự án cấp điện cho các hộ dân "chưa có điện" khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La với 52.725 hộ dân; cấp điện cho 1.331 thôn, bản tại 5 tỉnh Tây Nguyên với tổng số hơn 116.000 hộ dân và đưa điện đến hơn 91.000 hộ dân chủ yếu là đồng bào Khmer khu vực Tây Nam Bộ gồm các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. 

Đồng thời, để quản lý và bán điện trực tiếp tại 8/12 huyện đảo, EVN đã đầu tư điện lưới quốc gia bằng đường dây trên không ra các huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng) và đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra các huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) phục vụ 17.600 hộ dân trên 2 huyện đảo này. Hiện nay, EVN còn đang đầu tư dự án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm bảo đảm điện cho 5.714 hộ dân...

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM mới đây cũng cho thấy, trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM, tiêu chí điện đạt tỷ lệ cao nhất, lên tới 67%. Đây là một trong những "điểm sáng" ghi nhận những nỗ lực của ngành điện.

Cũng theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2010-2013, ước tính, 3 năm qua, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn là 15.205 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vốn của ngành điện và một số dự án vay vốn của nước ngoài, còn người dân chỉ góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện.

Tính đến nay, tỷ lệ xã trên toàn quốc có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6%, tăng 1,3% so với năm 2010. Đặc biệt có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. 

Nguồn vốn là quyết định

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc hoàn thành tiêu chí điện nông thôn vẫn là vốn. Theo Quyết định số 800 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình NTM giai đoạn 2010-2020 đã xác định: Đến năm 2015, có ít nhất 85% số xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí điện, năm 2020 đạt 95%. 

Ðây là giai đoạn phấn đấu quyết liệt và cần số vốn đầu tư rất lớn cho việc hiện đại hóa lưới điện hạ áp nông thôn. Do vậy, Chính phủ và các bộ, ngành cần có cơ chế, hướng dẫn huy động vốn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân, T.Ư và địa phương cùng làm". Ðặc biệt, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi trong nước giao cho EVN thực hiện nâng cấp cải tạo lưới điện, nhằm bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của các xã xây dựng NTM.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới (WB), quá trình điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào việc phát triển kinh tế cho khu vực này. 

Các tỉnh, thành phố dành một phần ngân sách địa phương, đồng thời huy động các nguồn lực khác để phối hợp các tổng công ty/công ty điện lực triển khai hoàn thành mục tiêu của tiêu chí điện nông thôn. 

Các tỉnh, thành cần dựa vào đề án tổng thể của địa phương về quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... theo các tiêu chí mà Chính phủ quy định, để có kế hoạch hành động đồng bộ xây dựng hệ thống cung cấp điện phù hợp, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu điện với chất lượng ổn định, an toàn, đồng thời tránh lãng phí nguồn điện. 
Hoàng Văn
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay32,533
  • Tháng hiện tại159,095
  • Tổng lượt truy cập85,066,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây