Học tập đạo đức HCM

Chuyện của ông trưởng thôn

Chủ nhật - 04/06/2017 20:33
28 năm làm Trưởng thôn ông Nguyễn Văn Việt (xóm 3, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa), chưa một lần bị bà con than phiền. Ông quan niệm rằng: Đã làm cán bộ thì dù chức to hay bé, tại vị dù ngắn hay dài đều phải hết lòng, tận sức vì dân.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Việt luôn tận sức mình vì cộng đồng.

Tôi về Nga Liên tìm ông đúng buổi ông và tốp thợ đang hối hả đổ nốt những mẻ bê tông cuối cùng cho cây cầu bắc qua con kênh đào trong thôn. Để nguyên bộ quần áo màu bạc còn dính đầy mồ hôi, bụi xi vữa, ông hồ hởi dẫn chúng tôi vào căn nhà bốn bề được bao quanh bởi những đào, bưởi và cây bonsai xinh xắn. Vừa rót nước mời khách, ông vừa cho biết: Xóm của ông là một trong những xóm toàn tòng của huyện. Thu nhập chủ yếu của bà con là làm nông nghiệp, kết hợp với kinh doanh dịch vụ, nghề thủ công nghiệp. Tính đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người trong xóm đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ giàu chiếm 45%; hộ khá chiếm 53%; hộ nghèo chỉ còn 2%. 

“Để có được những thành quả như hôm nay, thôn chúng tôi đã vượt qua muôn vàn khó khăn và không ngừng nỗ lực, tương trợ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế hộ gia đình” – ông Việt chia sẻ.

Ông nhớ lại: Năm 1989, ông được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Thời bao cấp khó khăn, có đến 80% nhà trong thôn được lợp bằng lá bổi, cây cói, vách đất, cả xã không có nổi một cây cầu cho chắc chắn, vài trục đường chính của thôn đều nằm trong tình trạng mưa lầy nắng bụi, đời sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn, nguồn thu chính chủ yếu chỉ trông chờ vào cây cói.

Sau khi chuyển sang chính sách khoán hộ, gia đình ông được giao 3,5 sào đất nông nghiệp. Xét thấy hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, đồng vốn ít ỏi, lại chỉ chuyên canh cây cói, ông đã trăn trở, quyết định tìm hướng đi mới cho gia đình và bà con trong thôn. 

“Năm 2007, tôi mạnh dạn khăn gói ra vùng Nam Định, Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng đào tết về áp dụng tại gia đình kết hợp với phát triển gia trại tổng hợp. Cũng may “trời thương”, chỉ sau một vài năm bắt tay trồng thử nghiệm, cây đào đã cho hoa đúng dịp và đem lại cho gia đình những khoản thu nhập đầu tiên. Thấy có hiệu quả kinh tế cao, tôi mạnh dạn mở rộng vườn đào. Đến nay tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình được trên 200 triệu đồng.” - ông Việt nhớ lại.

Từ thành công của mình, ông đã mạnh dạn tham mưu với chính quyền xã, tổ chức cho bà con trong thôn đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm về trồng cây cảnh. Từ đây, làng đào – quất cảnh – cây cảnh của Nga Liên dần được hình thành và phát triển quy mô, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện và ngoài huyện vào dịp tết đến, xuân về. Theo sự nhẩm tính của ông, làng đào tại Nga Liên mỗi năm đã thu về gần 2 tỷ đồng, từ đó giúp số hộ khá, giàu trong làng tăng nhanh, hộ nghèo giảm mạnh.

Kinh tế của người dân trong thôn khởi sắc, ông lại đến từng nhà dân, tuyên truyền vận động bà con tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm cụ thể, như: vận động nhân dân phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất thổ cư để xây dựng Nông thôn mới. 

Đến nay, xóm 3 xã Nga Liên là xóm đi đầu trong phong trào làm đường bê tông. 100% các tuyến đường giao thông nội thôn, liên thôn đều được bê tông hóa, trị giá hàng tỷ đồng từ nguồn vốn đóng góp của bà con trong thôn. Đồng thời, ông Việt còn tích cực vận động nhân dân trong xóm tham gia đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương. 

28 năm làm trưởng thôn, ông luôn phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể, Ban hành giáo họ trong xóm thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác hòa giải ở khu dân cư; phát huy tinh thần đoàn kết thương yêu trong nhân dân, sống chan hòa tình làng nghĩa xóm, không phân biệt người lương hay người giáo. Vì vậy, khu dân cư tại thôn 3, trong nhiều năm qua không có tệ nạn xã hội. Chi bộ, Ban công tác Mặt trận và các chi hội nhiều năm liên tục được công nhận vững mạnh xuất sắc.     

Theo: Nguyễn Chung/daidaidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập862
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại787,860
  • Tổng lượt truy cập93,165,524
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây