Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi giấy phép lái xe ô tô mới đến 2020, không cần thi lại lý thuyết

Thứ năm - 01/12/2016 09:25
Đối với Giấy phép lái xe không thời hạn, việc chuyển đổi đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET sẽ được thực hiện đến ngày 31.12.2020 mà không yêu cầu thi lại lý thuyết.

 Bộ Giao thông vận tải, thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa thông tin liên quan về những vướng mắc trong quá trình triển khai  Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, Bộ Giao thông vận tải đang tiến hành xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, trong dự thảo Thông tư này Bộ Giao thông vận tải đã quy định việc chuyển đối giấy phép lái xe sang vật liệu PET theo hướng: đối với Giấy phép lái xe không thời hạn, việc chuyển đổi đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET được thực hiện đến ngày 31.12.2020 mà không yêu cầu thi lại lý thuyết; đối với giấy phép lái xe có thời hạn, người sử dụng sẽ chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET khi hết thời hạn ghi trên giấy phép.

Được biết theo Điều 57, Thông tư 58 của Bộ GTVT quy định “Giấy phép lái xe  bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau: Giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12; 2. GPLX không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020”.

Quy định này khiến người dân cho rằng hạn chót để đổi GPLX sang vật liệu PET là 31/12. Nếu không kịp đổi GPLX sang vật liệu mới thì từ 1/1/2017 người tham gia giao thông sẽ bị phạt nếu sử dụng GPLX giấy. Ngoài bị phạt, người đi đổi GPLX sẽ phải thi lại lý thuyết trong chương trình đào tạo sát hạch và cấp GPLX, sau đó mới được cấp đổi GPLX mới.

Theo Bộ Giao thông, Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp cho người dân sử dụng từ nhiều năm nay. Quá trình sử dụng giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như: lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng; kích thước không phù hợp; không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...vv.

Ngày 20/8/2014, Việt Nam là thành viên Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ, đây là bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình hội nhập về giao thông đường bộ của Việt Nam. Theo quy định của Công ước Viên, các bên tham gia phải tiến hành các biện pháp thích hợp đảm bảo rằng những quy tắc đường bộ hiện hành trong lãnh thổ của nước mình phù hợp về bản chất với các điều khoản trong Công ước Viên. Để tuân thủ các quy định của Công ước cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Giao thông vận tải đã quy định lộ trình chuyển đổi Giấy phép lái xe sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

Đây là lần đầu tiên thẻ nhựa PET, loại nhựa cao cấp (Polyethylene terephthalate) với độ bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao được áp dụng cho giải pháp nhận diện bảo mật cấp quốc gia trong quá trình quản lý cấp, đổi Giấy phép lái xe.

Việc chuyển đổi Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET, theo Bộ Giao thông, đã được nhiều người dân tích cực hưởng ứng bởi nó mang đến cho cả người cấp thẻ lẫn người sử dụng nhiều lợi ích thiết thực như: có độ bền cao hơn, không thấm nước, kích thước nhỏ gọn hơn trước và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; tính an toàn, tính bảo mật cao được thực hiện trên 3 cấp độ: phát hiện thật, giả bằng mắt thường, máy móc và các nghiệp vụ do lực lượng chuyên môn thực hiện.

Bên cạnh đó, trên GPLX mới bằng vật liệu PET, thông tin được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam có nhu cầu lái xe, cấp giấy phép lái xe quốc tế khi cư trú, công tác, học tập và du lịch tại những nước tham gia Công ước Viên. Đây cũng là một trong các yếu tố để các quốc gia tham gia Công ước Viên công nhận giá trị hiệu lực của giấy phép quốc gia và giấy phép quốc tế do Việt Nam cấp.

Quan trọng hơn, khi chuyển đổi đổi sang GPLX mới bằng vật liệu PET, các thông tin về người lái xe trong suốt quá trình từ đào tạo, sát hạch, các vi phạm khi hành nghề hoặc khi tham gia giao thông… đều được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quản lý GPLX quốc gia, tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ đảm bảo việc truy cập, tra cứu nhanh chóng, tiện lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu. Việc chuyển đổi giấy phép lái xe giấy sang thẻ nhựa PET còn giúp tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý, hạn chế tối đa việc làm giả GPLX, giảm bớt thủ tục, thời gian xác minh, cấp, đổi GPLX.

Bộ Giao thông khẳng định việc chuyển đối GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu PET là quá trình tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại trong quá trình quản lý các hoạt động có liên quan đến việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe.

Do đó việc quy định chuyển đối giấy phép lái xe sang vật liệu PET là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đã được Bộ Giao thông vận tải cấp đổi từ ngày 1/7/2013; được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, báo đài Trung ương, địa phương; niêm yết rõ lộ trình, đối tượng tại phòng cấp, đổi giấy phép lái xe; tăng mạng lưới các điểm đổi, cùng với Bưu điện tổ chức thêm các địa điểm đổi GPLX, nhiều Sở GTVT đã cung cấp dịch vụ đổi GPLX tại nhà, đáp ứng nhu cầu người dân ở cả các vùng xa xôi, hẻo lánh; việc đổi GPLX đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 để người dân khai báo thông tin trên mạng. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay cả nước đã chuyển đổi xong 95% giấy phép lái xe ô tô, còn khoảng 300.000 GPLX, đảm bảo xong trong năm 2016 theo lộ trình.

Việc xây dựng Thông tư 58/2015/TT-BGTVT đã được Bộ GTVT lấy ý kiến rộng rãi đến các đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành, triển khai thực hiện.

Anh Minh
http://baodautu.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,441
  • Tổng lượt truy cập92,578,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây