Học tập đạo đức HCM

Chuyển mình từ phong trào xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 30/10/2013 02:59
Từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), Đông Hưng đã có bước chuyển mình rõ nét, nhất là hệ thống đường, trường, trạm... Nhiều công trình, trụ sở mới xuất hiện; người dân tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tăng gia sản xuất nâng cao thu nhập.
Đường giao thông nông thôn ở khu Đài Vàng, xã Nguyên Xá (Đông Hưng).

Bước chuyển biến rõ nét trong xây dựng NTM phải kể đến phong trào làm đường giao thông nông thôn. Ở hầu hết các địa phương, nhân dân trong thôn, xóm đều tự đóng góp ngày công, tiền của và huy động vốn từ con em xa quê để làm đường. Phần lớn các tuyến đường nông thôn trước đây là đường gạch, xây dựng từ hàng chục năm nay đã xuống cấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đến nay, nhiều tuyến được bê tông hóa rộng từ 3 - 9 m và có rãnh thoát nước. Ở những nơi đó, các hộ dân không chỉ tham gia đóng góp ngày công lao động, góp tiền mà còn tự nguyện phá bỏ tường bao, công trình phụ, hiến đất để làm đường. Phong trào đã có sức lan tỏa rộng rãi trong toàn huyện. Tính tới tháng 6/2013, toàn huyện đã nâng cấp, làm mới 174 km đường giao thông nông thôn. Nhiều xã làm tốt như Hồng Việt, Phú Lương, Đông La, Nguyên Xá, Hồng Châu, Đông Phương... Đó là thành công bước đầu của những công trình từ lòng dân mà Đông Hưng gặt hái được.
Về hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, chỉnh trang đồng ruộng, thời gian qua các địa phương đã huy động được nguồn lực tại chỗ để đào đắp hệ thống mương máng, bờ vùng bờ thửa. Toàn huyện đã đào đắp được 305 km đường bờ vùng, 1.016 km bờ thửa, nạo vét tu sửa 402 km kênh cấp 1 và 1.064 km kênh cấp 2. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đông đảo tầng lớp nhân dân.
Từ những con đường nhỏ khó di chuyển được máy móc để phục vụ sản xuất, đến nay nhiều xã đã cơ bản hoàn tất việc xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, đào đắp bờ vùng bờ thửa như xã Đông Vinh, Đông Xá, Phú Lương, An Châu, Liên Giang. Cũng trong những năm qua đã có 38 xã tổ chức dồn điền đổi thửa, trong đó 31 xã đã hoàn thành với bình quân số thửa giảm 50,3%. Đã xuất hiện nhiều hộ góp ruộng thành nhóm để tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa.
Cùng với đó, nhiều công trình được xây mới. Toàn huyện đã xây mới 320 phòng học của 43 trường; đầu tư xây mới và cải tạo 18 trạm y tế bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân; đầu tư nâng cấp, cải tạo 11 chợ; hoàn thành công trình nước sạch phục vụ 3 xã; 28 xã được nâng cấp và làm mới hệ thống điện. Nhiều xã làm tốt về công tác huy động vốn, nhất là vốn xã hội hóa để xây dựng các công trình phúc lợi theo tiêu chí NTM. Điển hình như xã Đông Sơn đã huy động được 14 tỷ đồng để xây 3 trường với 26 phòng học; xã Đông Cường huy động được 13 tỷ đồng để xây mới các công trình trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, trường học.
Thời gian qua, huyện Đông Hưng tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trên 3 mặt trận: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ tạo việc làm, nâng cao thu nhập  cho người dân. Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đông Hưng có bước chuyển biến về chiều sâu như tỷ lệ giống lúa ngắn ngày đạt trên 90%, lúa chất lượng đạt 30%, diện tích gieo vãi đạt trên 3.000 ha, cây vụ đông đạt trên 4.000 ha. Huyện đã triển khai xây dựng 10 cánh đồng mẫu theo phương thức luân canh 2 vụ lúa, 1 vụ đông làm tiền đề cho sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Đông Hưng quy hoạch 6 cụm công nghiệp, duy trì 27 làng nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển, sử dụng nguồn lao động chính ở nông thôn. Đến hết năm 2012, toàn huyện có 187 doanh nghiệp và HTX phi nông nghiệp hoạt động giải quyết việc làm cho trên 41.000 lao động và có 118 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, trên 6.000 cơ sở dịch vụ thu hút trên 15.000 lao động.
Đến thời điểm này, xã Trọng Quan được công nhận xã NTM, 15 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 19 xã đạt 11 - 14 tiêu chí và 7 xã đạt 8 - 10 tiêu chí. Từ nay tới cuối năm, huyện Đông Hưng tiếp tục chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa ở các xã, các thôn còn lại.  Phấn đấu đến năm 2014 có trên 6 xã, năm 2015 có trên 11 xã và năm 2020 có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Thu Thủy (nguồn: baothaibinh.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,432
  • Tổng lượt truy cập92,044,161
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây