Học tập đạo đức HCM

Chuyện “thay da đổi thịt” ở một xã nghèo vùng cao

Thứ ba - 05/06/2012 22:56
Trong những năm qua, cùng với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh- Hà Tĩnh) đã tập trung phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy là xã vùng cao nhưng nhờ có hướng đi đúng đắn sản lượng lúa ở đây vào loại cao của huyện
Dựa vào nông nghiệp

Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp Tô Hữu Đằng nhớ lại: “Cách đây chưa đây chục năm, Kỳ Hợp là một địa phương nghèo, nhà cửa thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn, đất sản xuất nông nghiệp đa phần hoang hóa, đời sống người dân ở nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Hiện nay, bộ mặt Kỳ Hợp đã khởi sắc, xã có nhiều công trình thủy lợi, các con đường bê tông liên xã sạch sẽ, các công trình điện, trường, trạm y tế đạt chuẩn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân”.

Là một xã miền núi, Kỳ Hợp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc, khoanh nuôi bảo vệ rừng và thâm canh cây lúa. Đến nay, đàn trâu, bò của xã có trên 650 con, lợn 120 con, dê 55 con, đàn gia cầm trên 4.000 con, bà con chuyển dần từ hình thức thả rông sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại hoặc nhóm hộ để dể quản lý, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh.

 
Giao thông nông thôn được rải nhựa, đổ bê tông

Nghề rừng được coi là thế mạnh, xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, ký hợp đồng với các chủ rừng. Phát động nhân dân chăm sóc rừng trồng, ký cam kết với Nông trường cao su bảo vệ rừng cao su.

Ngoài ra, xã còn quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng phương án nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, tích cực áp dụng tiến bộ khoa hoạc kỷ thuật vào sản xuất, khuyến khích phát triển cây, con phù hợp với thôn.

Nhờ có kế hoạch phát triển cụ thể, Kỳ Hợp trở thành địa phương có năng suất sản lượng sắn, lạc vào loại cao của huyện, bà con đã chuyển đổi các cây lâm nghiệp hiệu quả thấp sang trông cây sắn do đó với 230 ha, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng 6900 tấn ; lạc với tổng diện tích trồng trỉa 111,5 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 2.007 tấn.

Đưa chè về xã nghèo

Hiện nay, cùng với những loại cây công nghiệp đặc thù lâu năm gắn bó với người dân nơi đây như: hồ tiêu, keo lá tràm, bạch đàn… chính quyền xã đang đẩy mạnh phát triển mô hình trồng thử nghiệm cây chè, với tổng diện tích 11 ha bước đầu đã cho kết quả tốt. Năm 2011 xã Kỳ Hợp đã xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng chè vùng cao với quy mô ước tính lên tới hàng trăm ha.
 
Thích hợp với thổ nhưỡng, cây chè Kỳ Hợp ngày càng thuyết phục được người tiêu dùng đem lại thu nhập cao cho người dân. Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực cần có chiến lược phát triển lâu dài và quy mô. Địa phương đang vận động, tuyên truyền để người dân tập trung mạnh hơn về khâu chăm bón, nâng cao hiệu quả cây chè.


 Ông Tô Hữu Đằng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp


Do làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân nên đến nay nhiều hộ dân đã hăng hái tham gia, diện tích trồng chè đã hầu như phủ kín những gò đồi bạc màu. Trong tương lai cây chè Kỳ Hợp sẽ góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân.
 
Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Chi bộ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong xã như : Hôi nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên…. giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quỹ khuyến học để khen thưởng, động viên con em học tập, những học sinh khó khăn nhưng biết vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi. Nhờ đó số lượng học sinh đạt thành tích cao trong học tập ngày càng tăng.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai thực hiên một cách sâu rộng. Cuộc sống của người dân đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, toàn xã có 95% số hộ có nhà xây dựng khang trang, sạch đẹp, 98% số hộ được công nhân gia đình văn hóa và nhiều tiện nghi hiện đại đã được mua sắm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày…

Với mục tiêu giữ vững ổn định và tăng trưởng kinh tế, Kỳ Hợp đang có những bước đi hợp lý, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa.

Hà Tuấn Vũ
Nguồn: Báo doanh nhân- thời đại
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm282
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,136
  • Tổng lượt truy cập92,575,800
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây