Học tập đạo đức HCM

Công đoàn chung sức xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 05/11/2015 03:14
Với sự chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức CĐ và các cấp ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02 về việc “Đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010-2020”, 5 năm qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong cả nước có sự chuyển dịch mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới rõ rệt, đời sống người dân nông thôn từng bước được nâng cao...

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, các cấp CĐ và ngành NN&PTNT luôn đặc biệt chú trọng việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông.  

Máy cấy lúa HAMCO được sử dụng tại một số xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Trong 5 năm qua, đã có gần 17.000 đề tài, sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất, làm lợi gần 100 tỷ đồng từ các kết quả nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng giá trị cây, con.  Điển hình như trong lĩnh vực trồng trọt,  5 năm qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và được công nhận chính thức 95 giống cây trồng mới, trong đó có 25 giống lúa, 10 giống ngô, 10 giống đậu đỗ, 4 giống cây có củ, 10 giống rau, 4 giống cây ăn quả, 4 giống chè, 11 giống cà phê, 2 giống mía và 165 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật, sáng kiến cũng đã được ứng dụng thành công vào sản xuất làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng, tiêu biểu như: Công ty Giống bò sữa Mộc Châu ứng dụng thành công kỹ thuật cấy phôi; nghiên cứu “Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài xây dựng nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR đưa vào sử dụng cho đàn bò sữa”.

Nhờ sử dụng nguồn thức ăn này, năng suất sữa bình quân đạt hơn 22 lít/con/ngày, năng suất sữa đàn giống đạt 24 lít/con/ngày. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, các sáng kiếp tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ qua chế biến, phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ, chẳng hạn như Việt Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chọn tạo nhiều giống cây trồng mới như bạch đàn lai, keo lai; tre trúc lấy măng, tre trúc làm nguyên liệu cho năng suất tăng 20-25%. Các lĩnh vực khác như thủy lợi, thủy sản, công tác nghiên cứu khoa học cũng  bám sát nhu cầu thực tế sản xuất, góp phần phát triển sản xuất theo chiều sâu.  

Có thể nói, thông qua việc áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học, quy trình sản xuất mới, các giống cây, con đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, giá trị kinh tế, nhờ đó nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có bước phát triển mới.

Đưa bộ mặt nông thôn đổi mới

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.

Ở nhiều địa phương, LĐLĐ tỉnh được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh giao đỡ đầu hoặc tham gia chỉ đạo làm điểm xây dựng nông thôn mới ở một số xã. Theo báo cáo chưa đầy đủ, CĐ đã đảm nhận đỡ đầu và chỉ đạo làm điểm xây dựng nông thôn mới tại 89 xã. CĐ đã cử cán bộ xuống cùng với Đảng ủy, UBND xã, các tổ chức đoàn thể ở xã khảo sát  nắm thực trạng, xây dựng kế hoạch triển khai NQ26/TW và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huy động sự đóng góp của CNVCLĐ trong tỉnh tạo nguồn kinh phí trực tiếp hỗ trợ các xã. Tiêu biểu như LĐLĐ tỉnh Nam Định được lựa chọn trực tiếp giúp đỡ triển khai mô hình bảo vệ môi trường tại 10 xã làm điểm, trong đó, đầu tư vào 9 mô hình thu gom rác thải, 1 mô hình trồng cây xanh, với tổng kinh phí hỗ trợ 561 triệu đồng. LĐLĐ thành phố Hà Nội  nhận hỗ trợ 26 xã khó khăn xây dựng 26 nhà trẻ, điểm vui chơi cho con em nông dân và cải tạo 6 nhà lưu trú cho giáo viên với số tiền hỗ trợ 3,3 tỷ đồng, tặng 25 máy cày cho nông dân huyện Sóc Sơn với giá trị 300 triệu đồng.

Ngoài ra CĐ các cấp còn phối hợp với chuyên môn đồng cấp tham gia đào tạo nghề cho hơn 187.000 lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho hơn 262.000 NLĐ nghèo từ nguồn quỹ trợ vốn do CĐ quản lý. Đã tham gia giúp đỡ hoàn thành được 1.134 phòng học, nhà ở cho giáo viên nội trú ở vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo, với số tiền là gần 724 tỷ đồng; nâng cấp hoặc làm mới 152 trạm y tế xã trị giá hơn 257 tỷ đồng; đưa 354 điểm bưu điện văn hóa, nhà văn hóa vào hoạt động, giá trị hỗ trợ là 370 triệu đồng; cải tạo, nâng cấp, nạo vét được 3.910 km kênh mương, xây dựng tu bổ, sửa chữa, nâng cấp được hàng ngàn công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp…

Có thể nói, kết quả thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” của các cấp ngành trong cả nước, trong đó có sự vào cuộc tích cực của CNVCLĐ và tổ chức CĐ đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của cả nước. Tính đến tháng 9/2015, cả nước đã có trên 1.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 huyện được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập của người dân nông thôn và nông dân đã tăng đáng kể, đến hết năm 2014 đạt bình quân 2,04 triệu/người/tháng.

Để đạt mục tiêu có 50% số xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo Tú Anh/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập801
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm788
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,669
  • Tổng lượt truy cập93,159,333
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây