Học tập đạo đức HCM

Cứ 10 người qua học nghề thì 8 người có thu nhập cao hơn trước

Thứ tư - 17/05/2017 23:49
Một trong những mục tiêu trọng tâm trong công tác dạy nghề nông nghiệp cho nông thôn trong giai đoạn mới (2016 - 2020) chính là đào tạo để 50-70% lao động học nghề phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Dạy những nghề thế mạnh của địa phương

An Giang là tỉnh sản xuất lúa có năng suất cao nhất cả nước. Hiện tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Văn Toàn – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn An Giang cho biết, kể từ khi được giao nhiệm vụ dạy nghề nông nghiệp năm 2013, đơn vị đã tổ chức dạy 745 lớp tập huấn, dạy nghề cho gần 21.000 học viên với kinh phí đạt 7,3 tỷ đồng.

 cu 10 nguoi qua hoc nghe thi 8 nguoi co thu nhap cao hon truoc hinh anh 1

Dạy nghè trồng và chế biến chè cho nông dân huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thùy Anh

 Báo cáo của Bộ LĐTBXH, 7 năm qua (từ 2010-2016), chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã dạy nghề cho hơn 5 triệu nông dân. Trong đó, có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956, với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Sau học nghề người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng 80% người học nghề đã có năng suất, thu nhập cao hơn trước.

 

Ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết, trong năm 2017, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu đào tạo cho hơn 290.000 lao động nông nghiệp, trong đó bố trí phù hợp với trình độ sản xuất, yêu cầu tái cơ cấu ngành, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, nếu muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì không còn cách nào khác, Bộ NNPTNT cần phải đẩy mạnh dạy nghề. Đặc biệt, Bộ NNPTNT cũng cần xây dựng chương trình, ngành học gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương, tập trung vào các ngành mũi nhọn.

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù công tác dạy nghề nông nghiệp đang đi đúng hướng, đạt được mục tiêu phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp nhưng hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng công tác chỉ đạo dạy nghề ở tuyến huyện, tuyến xã còn thiếu tập trung, việc lựa chọn nghành đào tạo thiếu linh hoạt. “Bên cạnh đó, lao động của chúng ta trình độ học vấn thấp, tiếp thu bài chậm, lại hay bỏ học” – ông Toàn nói.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, nhiều trung tâm khuyến nông vẫn còn gặp khó trong quá trình triển khai. Cụ thể, sau 5 năm triển khai dạy nghề nông nghiệp, cả nước mới có 32 trung tâm khuyến nông tỉnh được cấp giấy phép, 31 trung tâm ở các tỉnh khác chưa được cấp giấy phép.

Ông Trần Văn Khởi - quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia chia sẻ thêm: “Chính sách dạy nghề còn nhiều bất cập, tiền hỗ trợ giảng viên học sinh còn thấp, việc bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra cho nông dân sau học và làm nghề khó khăn… là những cản trở lớn tới hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn”.  

Theo: Thùy Anh/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập629
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm624
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,005
  • Tổng lượt truy cập88,725,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây