Học tập đạo đức HCM

Cú hích chuyển dịch cơ cấu lao động

Thứ sáu - 15/05/2015 02:17
Thành công của Dự án bò sữa TH true MILK trên vùng đất Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã đem lại nhiều cơ hội cho người dân địa phương làm việc, nhiều chính sách an sinh xã hội được triển khai và đặc biệt tạo cú hích mạnh mẽ để huyện xây dựng đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (diện tích 200ha), biến vùng đất đỏ bazan thành trung tâm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững...

 

Đó là những chia sẻ nồng nhiệt của ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn với PV Báo NTNN.

Ông có thể cho biết những cảm nhận riêng của mình từ ngày TH đặt chân trên mảnh đất Nghĩa Đàn?

- Chắc các anh cũng đã tìm hiểu về quy mô đầu tư của Dự án bò sữa TH True MILK. Vì vậy, tôi xin không kể ra đây những con số về tầm vóc của trang trại lớn nhất châu lục này.

 

Cu hich chuyen dich co cau lao dong
Toàn thể cán bộ công nhân viên  của TH tại nghĩa  Đàn có hơn 1.300 người thì có đến 90% là người dân địa phương. Ảnh: Đình Thắng
Tuy nhiên, điều đọng lại đó là dự án TH đã làm đổi thay một phần rất lớn diện mạo vùng đất Nghĩa Đàn, trên những diện tích rộng có khi tới cả chục, trăm ha là mênh mông màu xanh của giống cỏ xứ lạ; được canh tác bằng công nghệ cao mở ra hy vọng về những "cánh đồng mẫu lớn", về một nền nông nghiệp mang quy mô công nghiệp. Sự có mặt của Tập đoàn TH mang theo luồng gió mới của thời đại công nghệ kỹ thuật, của máy móc và mô hình sản xuất dây chuyền quy mô lớn đến không chỉ là huyện Nghĩa Đàn mà cả hướng phát triển cho miền Tây Nghệ An.

 

Thưa ông, rất nhiều người phân vân với con số 45 nghìn con bò sữa trong trang trại, việc xử lý chất thải không chỉ làm chủ đầu tư đau đầu mà đối với cơ quan quản lý, UBND có biện pháp gì?

- Đối với một dự án chăn nuôi lớn như thế rất khó tránh điều tiếng về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, những điều tiếng này chỉ xảy ra trong khoảng 2 năm đầu triển khai của dự án. Lúc đó thi thoảng có những sự cố như mùi, bụi và chất thải rơi vãi trong quá trình vận chuyển, điều khó tránh khỏi khi dự án “vừa hành quân, vừa sắp hàng”. Trước vấn đề này chủ đầu tư đã có những động thái tham gia khắc phục như hỗ trợ mỗi hộ dân tại các cụm dân cư trong vùng dự án 2,7 triệu đồng để mua thùng 1.000L chứa nước sạch (nước mưa) phục vụ sinh hoạt; hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải; lắp hệ thống xử lý môi trường theo công nghệ Israel.

Hiện nay TH đầu tư dây chuyền khoảng 600 tỷ đồng để xử lý chất thải, tạo ra dòng sản phẩm phân bón thân thiện với môi trường. Ngoài ra, TH còn có hệ thống xử lý thu hồi và sử dụng khí biogas sản xuất ra năng lượng sạch như điện năng hoặc khí đốt, làm giảm thiểu carbon gây hiệu ứng nhà kính, được chứng nhận là sản phẩm xanh-sạch, thân thiện với môi trường. Về phía địa phương, đối với 7 xóm của 2 xã Nghĩa Lâm và Nghĩa Sơn gần trang trại, chúng tôi đã có giải pháp di dời. Đặc biệt là 2 xóm phải di dời toàn bộ khoảng 100 hộ là Đồng Lâm và Tân Lâm của của xã Nghĩa Lâm các hộ dân đã thống nhất phương án di dời.

Là lãnh đạo địa phương, ông đánh giá như thế nào việc TH ưu tiên tạo việc làm cho con em trong huyện và trách nhiệm xã hội trên địa bàn?

- Công nhân trong trang trại hiện có hơn 1.300 lao động thì đến 90% là con em địa phương. Việc thu hút và khuyến khích con em địa phương về làm việc là chủ trương đúng đắn, dễ hiểu.

Không chỉ vậy qua những lần xuống cơ sở tôi còn biết được những chính sách hết sức nhân văn có giá trị bền vững mà TH đã xây dựng và ưu ái với lao động địa phương, đó là những đôi trai gái nào cùng làm việc trong trang trại và nhà máy lấy nhau sẽ được công ty tặng một đôi nhẫn quý làm quà cưới- đây là chính sách thu hút công nhân an tâm làm việc lâu dài. Đối với con em nông trường có đất chuyển giao cho TH, nếu đang trong quá trình học tại các trường chuyên nghiệp trở lên nếu có thành tích học khá trở lên sẽ được công ty hỗ trợ mỗi tháng 500 ngàn, tương ứng với cả năm là 6 triệu đồng trong suốt thời gian học.

Bên cạnh đó, hàng năm TH còn thông qua các xã trên địa bàn xây dựng hạ tầng như giao thông, nhà hội quán, hỗ trợ hộ nghèo mua bê, hỗ trợ sữa tươi sạch hàng ngày cho học sinh...

Qua câu chuyện trên cho thấy từ ngày dự án TH true MILK đi vào hoạt động đã tiếp thêm một luồng gió mới cho địa phương. Ý của ông có phải như vậy không?

- Đúng vậy! Trang trại nuôi bò sữa, nhà máy TH true MILK mọc lên và đi vào hoạt động đã thu hút nguồn lao động nông thôn vào làm việc, nếu trước kia là chủ yếu người lao động tham gia vào công việc đồng áng, nông nghiệp là chủ yếu nay có cơ hội tiếp thu phương pháp sản xuất mới nông nghiệp hiện đại. Tới đây không chỉ dừng lại ở sữa tươi sạch mà còn rau tươi sạch, được người dân ứng dụng sản xuất theo quy trình kỹ thuật tăng năng suất thu nhập. Khi cơ cấu lao động thay đổi thì phân công lao động cũng thay đổi theo. Vì vậy, từ thành công của TH true MILK, huyện Nghĩa Đàn đã xây dựng “Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” với diện tích 200ha vừa được Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế, nhằm khai thác có hiệu quả vùng đất đỏ bazan, tạo cho huyện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.

Xin cảm ơn ông!

 Ngày 16.5.2015, tại Nhà máy Sữa tươi sạch TH true MILK (Nghệ An), tập đoàn TH tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng ba và Kỷ lục  “Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao lớn nhất Châu Á” 

Sự vinh danh này gắn liền với Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” được Tập đoàn TH triển khai từ tháng 10. 2009 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Dự án kéo dài tới năm 2020, với tổng quy mô toàn đàn lên đến gần 203.000 con, được chia thành 4 cụm trang trại. Tới tháng 4.2015, dự án có tổng đàn bò là 45.000 con, trong đó có hơn 22.000 con đang cho sữa, năng suất sữa bình quân đạt 40 lít/con/ngày.  
PGS-TS Hoàng Kim Giao-Nguyên Cục trưởng Cục chăn nuôi:

Trong hơn 5 năm qua Tập đoàn TH đã có bước đi thành công khi xây dựng Nhà máy Sữa tươi sạch TH true MILK tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Yếu tố làm nên thành công thương hiệu của sữa tươi TH true MILK đó là: Ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi quy mô lớn tập trung (hiện nay trang trại chăn nuôi bò sữa TH true MILK lớn nhất châu Á), ứng dụng theo một dây chuyền, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi vì con bò sữa là khó nuôi nhất và sản phẩm sữa tươi dễ hỏng nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt. 

Ông Gilat Efrad- Chuyên gia cao cấp công nghệ chăn nuôi bò sữa Afikim, công ty CP thực phẩm sữa TH:

TH áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn AfiFarm của Afikim (Israel). Bò được đeo thẻ chip ở chân để giám sát chặt chẽ về sức khỏe, sự thoải mái và sản lượng sữa. Tất cả các thông tin của từng cá thể bò được phân tích và được quản lý trang trại dùng để đưa ra các quyết định quản lý toàn bộ chu trình chăn nuôi tại trang trại, phân loại nhóm bò, luân chuyển đàn, phát hiện động dục sớm với tỷ lệ chính xác trên 97%, quản lý sinh sản và phát hiện sớm bệnh viêm vú. Toàn bộ dữ liệu từ máy tính trên giàn vắt sẽ được chuyển đồng thời cùng lúc về máy tính chủ tại trung tâm. Các chuyên gia sẽ kịp thời đưa ra phác đồ nghiên cứu kết hợp với trung tâm thú y điều trị cho cá thể bò đó. Có thể nói, sữa sạch được đảm bảo kiểm soát an toàn ở mức cao nhất.
Hữu Anh (ghi)
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập362
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại863,324
  • Tổng lượt truy cập93,240,988
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây