Học tập đạo đức HCM

Đảng bộ huyện Kbang: Những thành quả đáng tự hào

Thứ bảy - 13/09/2014 02:25
Kbang là quê hương của Anh hùng Núp, là vùng đất Tây Sơn Thượng đạo xưa kia và là căn cứ cách mạng của tỉnh trong suốt hơn 20 năm. Từ trước năm 1930, đồng bào các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ngay từ khi chúng mới đặt chân lên mảnh đất này. Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Kbang đã sớm hướng về cách mạng và trở thành lực lượng đấu tranh rộng khắp do các chiến sĩ cộng sản lãnh đạo. Cách mạng Tháng Tám thành công, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Kbang cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 3-1949, chi bộ Đảng đầu tiên trên địa bàn Kbang được thành lập. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, các chi bộ và Ban Cán sự Đảng ở Kbang đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn gian khổ, lập nên những thành tích vẻ vang.


 

Ngày 15-9-1954, Tỉnh ủy ra quyết định thành lập Đảng bộ huyện 1 và huyện 2 (sau này tách ra là huyện 10). Đảng bộ 2 huyện đã nhanh chóng củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân tổ chức thành công phong trào chiến tranh du kích, gắn với xây dựng căn cứ cách mạng khu 10-xã Krong vững chắc; phong trào xây dựng làng kháng chiến phát triển rộng khắp.

ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, cán bộ, đảng viên Kbang đã tập trung vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ định canh định cư, khai hoang phục hóa, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, từng bước phát triển y tế, giáo dục, văn hóa... Cùng với đó là nêu cao ý chí tự lực tự cường, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước đẩy lùi các tập tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Kbang đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết, khắc phục khó khăn, tập trung phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội và quan tâm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhờ vậy, kinh tế huyện nhà có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt hơn 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,6 triệu đồng (năm 2000) lên 16,92 triệu đồng (năm 2013). Thu ngân sách địa phương năm 2013 đạt hơn 31 tỷ đồng (tăng 79,5% so với năm 2000). Tỷ lệ hộ nghèo vào thời điểm cuối năm 2013 giảm xuống còn 33,61% (theo chuẩn hiện hành). Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, Kbang là một trong 5 huyện được Trung ương chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới của cả nước, theo đó 13/13 xã của huyện là xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang được tích cực triển khai ở tất cả các xã và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi khá rõ nét. Cuối năm 2013, Kbang đã có 1 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới (xã Đak Hlơ). Huyện phấn đấu đến cuối năm 2014 sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới; có 10/13 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới vào cuối năm 2015 và khi đó huyện sẽ đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; còn lại 3 xã phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới.
 

Trung tâm huyện Kbang. Ảnh: Lê Nam
Trung tâm huyện Kbang. Ảnh: Lê Nam

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng những năm qua được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi xã hội. Hệ thống giao thông phát triển nhanh. Năm 2012, đường Trường Sơn Đông-đoạn đi qua địa bàn huyện Kbang đã hoàn thành, tỉnh lộ 669 được đầu tư nâng cấp. Đến nay, 100% số xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã đã phủ kín lưới điện quốc gia đến tận thôn, làng; 12/13 xã có điểm bưu điện-văn hóa; 100% xã có điện thoại cố định và được phủ sóng điện thoại di động. Các làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cơ bản đã ổn định định canh định cư.

Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ. Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế khu vực, trạm y tế xã, trường học đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Đến nay, Kbang có 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 13 xã có bác sĩ cộng đồng, chất lượng khám-chữa bệnh được nâng lên, bảo đảm điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Khi mới thành lập, toàn huyện chỉ có 2.100 học sinh bậc tiểu học thì đến nay đã có 50 đơn vị trường học, với hơn 17.000 học sinh. Năm 2010, huyện đã được công nhận hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở tất cả các xã, thị trấn. Hiện nay, có 9 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia (mức độ I). Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Tiềm lực về quốc phòng-an ninh ngày càng được củng cố và tăng cường.
 

Đảng bộ và nhân dân huyện Kbang được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2002) và Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2008). Hiện nay, huyện đang đề nghị Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất vào dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (19-5-2015).

Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy đúng mức. Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ huyện đã không ngừng được củng cố, kiện toàn cả về tư tưởng chính trị và tổ chức. Đến nay, Đảng bộ huyện có 57 tổ chức cơ sở (TCCS) đảng trực thuộc Huyện ủy với hơn 2.800 đảng viên, tăng gấp 4,5 lần so với khi mới thành lập huyện (năm 1985). Đảng bộ luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng các TCCS đảng trong sạch vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

Ôn lại truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ huyện, chúng ta càng thêm tin tưởng, tự hào với những thành tựu đã đạt được và ý thức trách nhiệm nặng nề trong chặng đường sắp tới. Theo đó, trong thời gian tới, Đảng bộ, quân và dân trong huyện cần huy động tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư cho phát triển, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng-thương mại và dịch vụ; đầu tư phát triển mạnh và toàn diện về nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế phải kết hợp với củng cố và tăng cường tiềm lực về quốc phòng-an ninh, giải quyết tốt các vấn đề còn bức xúc trong xã hội. Tập trung các nguồn lực để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.

 

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, mở rộng sản xuất-kinh doanh, tạo việc làm, khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng trong cán bộ và nhân dân; nhận rõ và sẵn sàng đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tập trung chỉ đạo chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự và các điều kiện cho đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy sức mạnh và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Đinh Gieng
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy
Nguồn baogialai.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,921
  • Tổng lượt truy cập92,011,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây