Đến nay, các nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện đề ra đang được thực hiện đúng theo yêu cầu, bước đầu đạt những kết quả tích cực.
* Tạo đột phá từ du lịch
Huyện Vĩnh Cửu từng là vùng đất hoang hóa do hậu quả của chiến tranh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, nhân dân trong huyện đã chung sức cải tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, biến vùng đất một thời được mệnh danh là “vùng đất chết” hồi sinh.
Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Vĩnh Cửu trong thời gian qua, ngày 22-3-2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 326 công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Trần Văn Tư nhận xét, Vĩnh Cửu là một huyện khó khăn nhưng vừa qua đã được công nhận huyện nông thôn mới, đó là nỗ lực vượt bậc của cả Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ của Vĩnh Cửu bây giờ là phải giữ vững danh hiệu nông thôn mới dù không phải dễ. |
Sau thành công của xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ huyện xác định tập trung phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Cửu đã ban hành riêng một nghị quyết về phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030. Huyện kêu gọi đầu tư xây dựng đồng bộ các khu, điểm, tuyến du lịch tại các khu vực tiềm năng theo quy hoạch của huyện gắn với việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú và các công trình vui chơi giải trí.
Vĩnh Cửu hiện có 6 điểm du lịch đang được khai thác gồm: làng bưởi Tân Triều, homestay Bà Đất, đảo Ó - Đồng Trường, sinh thái Cao Minh, du lịch Hồ Trăng và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Phó bí thư thường trực Huyện ủy Vĩnh Cửu Nguyễn Tấn Phước bộc bạch: “Chưa năm nào Vĩnh Cửu đón lượng du khách đến tham quan nhiều như năm nay. 6 tháng đầu năm 2018 có khoảng 42 ngàn lượt khách đến tham quan các điểm du lịch ở Vĩnh Cửu, góp phần tăng thêm nguồn thu cho huyện từ du lịch”.
* Xây dựng sản phẩm nông nghiệp sạch
Ngoài tập trung phát triển du lịch, huyện Vĩnh Cửu rất quan tâm phát triển nông nghiệp. Huyện đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi 86,45 hécta đất lúa, tràm, xoài ba mùa (hiệu quả thấp), sang trồng cây có múi (bưởi, cam, quýt và xoài cát Hòa Lộc) cho giá trị kinh tế cao. Trong nông nghiệp, huyện khuyến khích người dân sản xuất theo hướng hữu cơ, giảm sử dụng phân và thuốc hóa học nhằm tạo ra những vùng chuyên canh cây ăn trái đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu nông sản sạch của địa phương.
Từ chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thay thế những cây trồng giá trị kinh tế thấp sang cây trồng giá trị kinh tế cao, cuộc sống người dân trên địa bàn huyện, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa như: Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý đã đổi thay.
Theo ông Hà Thắng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây trồng có múi xã Phú Lý, mỗi hécta đất trồng trọt ở Phú Lý cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng, trong khi rất nhiều hộ của xã có vài hécta đất trồng trọt. Cây trồng chủ yếu của xã là xoài, quýt, cao su, điều nhưng trồng quýt đường là nhiều nhất. Nhiều người dân thu hàng tỷ đồng/năm từ trồng quýt đường.
Theo Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Võ Văn Phi, để Vĩnh Cửu có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa, nhất là lĩnh vực du lịch thì tỉnh phải có cơ chế về đất đai. Thời gian qua có một số doanh nghiệp mong muốn được đầu tư vào lĩnh vực du lịch, muốn vậy phải có đất để làm du lịch nhưng quy định pháp luật liên quan đến đất đai cho phát triển du lịch còn nhiều vướng mắc. Huyện đã kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét giao một phần đất của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Công ty thủy điện Trị An, Công ty cổ phần Tập đoàn giấy Tân Mai... đang sử dụng không hợp lý về cho huyện quản lý để huyện có quỹ đất công thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội cho người dân. Tuy là huyện có diện tích rất lớn, với 109 ngàn hécta, nhưng diện tích để phục vụ phát triển kinh tế cho địa phương chỉ khoảng 15 ngàn hécta, còn lại là diện tích rừng, hồ Trị An. “Quỹ đất công do huyện quản lý còn rất ít, manh mún, nhỏ lẻ, dẫn đến không đảm bảo nhu cầu diện tích để thực hiện các dự án đầu tư” - Chủ tịch UBND huyện Võ Văn Phi bày tỏ.
Lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu cũng đã kiến nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cầu, đường trên địa bàn huyện, kết nối giao thông giữa các vùng trong huyện và giữa Vĩnh Cửu với các địa phương khác, góp phần đưa kinh tế của huyện ngày càng phát triển. Hỗ trợ huyện làm nông nghiệp hữu cơ; cho phép huyện chuyển đổi diện tích đất lúa ở Tân Triều sang trồng bưởi vì hiện nay thu nhập từ trồng bưởi của người dân Tân Triều gấp khoảng 20 lần trồng lúa.
Theo Phương Hằng/baodongnai.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;