Học tập đạo đức HCM

Đảng viên xã Sơn Thủy tiên phong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 26/09/2014 11:56
Về Sơn Thủy (Kim Bôi), đi từ xóm Bèo, Nèo, Khớt đến xóm Lốc, Khoang là bạt ngàn màu xanh của những vườn nhãn Hương Chi. Cùng với diện tích nhãn đã có từ 14 - 15 năm, những vườn nhãn mới ở Sơn Thủy đang tiếp tục hình thành dưới bưa bãi, trên những quả đồi và không ít ruộng 1 vụ, 2 vụ lúa cũng được chuyển đổi để trồng nhãn.
Sự khởi nguồn, đánh dấu  bước chuyển biến quan trọng trong phong trào xóa bỏ vườn tạp, chuyển đổi  cơ cấu cây trồng đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao ở đây chính là từ đội ngũ cán bộ, đảng viên mà người tiên phong là Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Lực.

Vốn là vùng đất thuần nông, vào những năm 1997 - 1998, người dân Sơn Thủy từng loay hoay và phải chịu thất bát nặng nề khi đưa cây ớt, thanh hao hoa vàng, mía tím về thâm canh những mong sớm XĐ-GN và làm giàu trên đồng đất quê nhà. Những cây trồng mới khiến người dân đã nghèo khó càng thêm long đong, lận đận. Cây ớt chỉ tốt lá, ít quả; cây thanh hao hoa vàng thị trường tiêu thụ bấp bênh; cây mía tím thì còi cọc, năng suất thấp... Trong thời điểm mọi người đang hoang mang, lúng túng tìm hướng đi mới cho sản xuất, anh Bùi Văn Lực, Trưởng ban văn hóa xã lúc bấy giờ đã đi tìm hiểu, học hỏi và quyết định đưa cây nhãn Hương Chi từ vùng nhãn tổ Hưng Yên về đồng đất quê nhà.
 
16 năm trước (năm 1998) ở Sơn Thủy cũng chỉ có một người mạnh dạn, táo bạo và có thể nói là “liều” đến thế. Anh Lực đã quyết định nhận thầu của xóm 1,2 ha đất tại xóm Khoang và trồng được 265 cây nhãn Hương Chi. Để lấy ngắn nuôi dài, 2 năm đầu, những cây đu đủ trồng xen vườn nhãn đã giúp anh có thêm vốn liếng để trang trải tiền nhân công, phân bón và chi phí cho hệ thống tưới tiêu. Đến năm thứ 3, anh tiếp tục trồng xen cây dâu nuôi tằm để có thêm thu nhập. Hơn 1.000 ngày chăm bẵm, chờ đợi, không ít lần mất ăn, mất ngủ khi vườn bị mắc bệnh sém lá, sương mai, chết cành. Năm 2001, anh Lực trút được gánh nặng khi vườn nhãn cho vụ quả đầu tiên. Ngắm nhìn, thưởng thức những chùm nhãn sai trĩu, mọng căng, quả to, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt mát anh thực sự yên lòng và vụ nhãn bói đầu tiên, trừ chi phí gia đình anh đã thu về 8 triệu đồng. Thu nhập của gia đình anh tăng dần theo sự tăng trưởng cây nhãn mỗi năm. Thấy rõ hiệu quả từ loại cây trồng mới, anh Lực bàn với một số hộ liền kề và thống nhất dồn điền, đổi thửa rồi mua thêm đất để mở rộng diện tích. Đến nay, vườn nhãn của gia đình anh đã lên tới 2,4 ha với 430 cây, đem lại thu nhập trung bình 600 triệu đồng/năm bao gồm cả bán nhãn quả và cây giống.
 
Không chỉ chăm lo cho vườn tược của gia đình mình, anh Lực còn chủ động trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh và phát triển vườn nhãn với các hộ trong xã. Với cương vị là Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, anh chủ động bàn bạc và thống nhất trong cấp ủy, chính quyền đưa phát triển diện tích nhãn Hương Chi vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã.
 
Từ vườn nhãn Hương Chi do anh Lực đi đầu, nhiều đảng viên trong Đảng bộ xã đã thực hiện tốt phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước làm theo” bằng việc chủ động xóa bỏ vườn tạp, mạnh dạn đầu tư phát triển vườn nhãn. Tiêu biểu như Bí thư Đảng ủy xã Bùi Đức Nhịp đã có 0,5 ha, Phó Bí thư Chi bộ xóm Lốc Bùi Sơn Chiến 0,8 ha, đảng viên Đinh Công Phục ở xóm Khoang 0,4 ha. Đặc biệt, năm 2009, Phó Bí thư chi bộ xóm Khoang Bùi Văn Miển được bầu làm Chủ nhiệm CLB làm vườn xã Sơn Thủy với 60 hội viên tham gia. Theo đó, năm 2003, xã Sơn Thủy mới có 4 ha nhãn đến năm 2013 đã phát triển lên 57 ha và 8 tháng qua trồng mới thêm 9 ha với tổng số 410 hộ dân tham gia, chiếm 41% hộ gia đình trên địa bàn. Với hoạt động thiết thực của CLB làm vườn và Trung tâm học tập cộng đồng xã cùng sự hỗ trợ của Viện rau quả T.Ư, trong đó, anh Lực, anh Miển là những giảng viên tâm huyết, người dân trên địa bàn đã được trang bị đầy đủ kiến thức về trồng, chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh với diện tích nhãn trên địa bàn cũng như việc triết ghép để chủ động cây giống.
 
Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Lực chia sẻ: Với vườn nhãn 10 năm tuổi, trừ chi phí đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/ha/năm, gấp hơn 6 lần cây lúa. Từ kết quá đó, xã đã đề nghị và được huyện đồng ý cho chuyển đổi 7,9 ha ruộng 2 vụ và 10,7 ha ruộng 1 vụ sang trồng nhãn. Mới đây, huyện đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí cho các hộ mua cây giống nên diện tích nhãn của xã sẽ tiếp tục phát triển. Chúng tôi dự kiến, toàn xã sẽ trồng 150 ha nhãn, chiếm trên 60% diện tích đất canh tác trên địa bàn và Sơn Thủy chắc chắn sẽ trở thành vùng nhãn hàng hóa của huyện và tỉnh.
 
Một trong những mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Mô hình cải tạo vườn tạp và phát triển diện tích nhãn Hương Chi ở Sơn Thủy đã góp phần quan trọng để mục tiêu quan trọng đó trở thành hiện thực. Đáng trân trọng hơn, trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Sơn Thủy luôn là những người đi đầu, gương mẫu.
 
                                                                                                                                                        Đức Phượng
                                                                                                                                           Theo baohoabinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập780
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại798,516
  • Tổng lượt truy cập93,176,180
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây