Học tập đạo đức HCM

Đất cố đô khoác “áo mới”

Thứ tư - 05/09/2012 20:09
Sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, mảnh đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đã hình thành một diện mạo mới với những chuyển biến mang tính đột phá.

 

Diện mạo mới cho nông thôn

Đến xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) trong những ngày cuối tháng 8, chúng tôi bắt gặp không khí nhộn nhịp, hối hả ra quân dọn vệ sinh môi trường, nâng cấp tu sửa đường làng, ngõ xóm, xây dựng công trình thủy lợi, đường giao thông nội đồng. Cả xã nhộn nhịp như trong một ngày hội lớn.

Bộ mặt nông thôn ở Ninh Bình đã thay đổi rõ nét.

“Thấy người dân trộn bê tông bằng tay, rải bê tông dùng cốt pha bằng cánh cửa vừa không đồng bộ lại không đảm bảo kỹ thuật nên Nhà nước đã hỗ trợ cho mỗi xã điểm 1 bộ cốt pha và một máy trộn bê tông. Xây dựng nông thôn mới (NTM) có người dân và nhà nước cùng chung sức, chung lòng, tôi tin chắc chắn sẽ thành công” - cụ Nguyễn Bá Hội, 80 tuổi, ở xã Khánh Thành nói.

Ông Đỗ Văn Lạp – Bí thư Chi bộ xóm 2, xã Khánh Thành phấn khởi chia sẻ: “Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến thời vụ thu hoạch lúa mùa, bà con hiểu được rằng khi tham gia xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng sẽ thuận tiện hơn cho việcchăm sóc và thu hoạch lúa, nên ai cũng tham gia làm NTM”.

Có 121 hộ/345 khẩu, nghề chính của xóm 2 là sản xuất nông nghiệp với 25ha đất 2 lúa, 1 màu. Theo ông Lạp, kinh nghiệm của xóm là đảng viên gương mẫu đi đầu để người dân làm theo. “Lúc đầu, chúng tôi vận động gia đình đồng chí Nhãn và đồng chí Tỵ xung phong làm mẫu. Cả 2 gia đình đã hiến 200m2 đất ruộng, vườn và tự mua vật liệu, nhờ các hộ gia đình xung quanh xây kè mở đường. Sau 2 gia đình, các hộ gia đình bên cạnh cũng cứ làm theo như vậy, rất nhẹ nhàng, nên tuyến đường dài 350m, rộng 4km đã nhanh chóng được hoàn thành” - ông Lạp nói.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Ninh Bình đã đạt được cơ bản 5/7 bước trong xây dựng NTM. Năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt trên 9.851 tỷ đồng; trung bình 1ha canh tác đã đạt 86 triệu đồng/năm, sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 514.200 tấn/năm.

Ông Phạm Văn Bách – Chủ tịch UBND xã Khánh Thành cho biết: “Đến nay, tổng kinh phí nhân dân đóng góp bằng giá trị đất đai, vật liệu xây dựng nhà cửa, cây cối hoa màu... được hơn 7 tỷ đồng. Hiện xã chúng tôi đã có 9 tiêu chí đạt, 6 tiêu chí cơ bản đạt. Bằng những cách làm hay, xã Khánh Thành đã trở thành đơn vị điểm về xây dựng NTM của tỉnh”.

Không chỉ xã Yên Khánh, chỉ sau 2 năm xây dựng NTM, nhiều thôn xóm, xã ở Ninh Bình đã từng bước chuyển mình, hình thành một diện mạo NTM. Ông Quách Văn Nhất- Chủ tịch UBND xã Yên Quang (huyện Nho Quan) cho biết: “Nếu 2 năm trước, khi rà soát, xã chỉ đạt 4 tiêu chí, nhưng đến nay có thêm 2 tiêu chí là quy hoạch và điện nông thôn đã đạt, cùng với tiêu chí bưu điện, giáo dục đã cơ bản đạt”.

Sẽ đưa 25 xã điểm về đích sớm

Với việc triển khai xây dựng NTM, hiện Ninh Bình đã có 95% đường giao thông của huyện, xã, phường, thị trấn được cứng hóa; 100% xã đã có điện lưới quốc gia; 92% kênh mương tưới cấp 1 được kiên cố hóa… Hiện mức thu nhập trung bình của người dân khu vực nông thôn của tỉnh Ninh Bình đã được nâng lên hơn 13 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt có 49% số xã có Internet công cộng; 85% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh…

Ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình cho biết: “Tính đến cuối tháng 6, 100% số xã của tỉnh đã hoàn thành xong quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM (riêng 25 xã điểm đã hoàn thành trong năm 2011). Toàn tỉnh có 53 xã đang triển khai quy hoạch chi tiết về: Mạng lưới điểm dân cư; không gian kiến trúc hạ tầng khu trung tâm xã; sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất…

Sau gần 2 năm thực hiện, cơ bản các xã đều tăng tiêu chí đạt được, riêng 25 xã điểm đã tăng bình quân từ 2-3 tiêu chí. Theo đề án xây dựng NTM, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Ninh Bình sẽ đưa 25 xã điểm hoàn thành các tiêu chí NTM”.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Thắng: Điều được nhất là lòng dân

Trao đổi với NTNN, ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết:

Qua 2 năm triển khai xây dựng NTM theo tôi cái được lớn nhất, chính là lòng dân. Đến nay, ở khắp các thôn xóm của Ninh Bình, người dân tin tưởng, phấn khởi, thấy rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM. Từ đó, diện mạo nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt, đường làng, ngõ xóm, trạm y tế, nhà văn hóa… Điều kiện phục vụ cho sản xuất cũng được đầu tư, khoa học kỹ thuật đã được đưa vào trong sản xuất... là những thành công lớn trong thời gian qua.

 Ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình

Trong 2 năm triển khai xây dựng NTM ở Ninh Bình, tỉnh đã hỗ trợ người dân những gì?

- Hiện nay, trung bình một năm tỉnh dành 30 tỷ đồng cho xây dựng NTM, nhưng chủ yếu cho các xã điểm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng hỗ trợ người dân xây dựng NTM. Chỉ trong 2 năm, doanh nghiệp hỗ trợ hàng chục tỷ đồng. Tỉnh cũng vận động sự đóng góp của các nhà hảo tâm, con em của tỉnh ở mọi miền đất nước xây dựng quê hương. Tuy nhiên, chúng tôi luôn xác định người dân tham gia đóng góp là chính, chỉ trong 2 năm, từ việc hiến đất, tiền mặt, tài sản, công sức của nhân dân cho xây dựng NTM đã lên tới hơn 90 tỷ đồng.

Kinh nghiệm rút ra từ kết quả đạt được trong xây dựng NTM của Ninh Bình là gì, thưa ông?

- Chúng tôi thấy cần có sự tập trung lãnh đạo và sự vào cuộc của chính quyền, của các đoàn thể và quan trọng nhất là nhận thức và cách làm, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình được hưởng khi xây dựng NTM. Chúng tôi xác định sự ủng hộ, hỗ trợ của Nhà nước chỉ là tiền đề, việc huy động sức mạnh, sự tham gia của nhân dân bằng tiền, bằng công sức, hiện vật là bí quyết của sự thành công đối với phong trào xây dựng NTM.

Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập474
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm461
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại814,766
  • Tổng lượt truy cập88,169,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây