Triển khai Đề án tái cơ cấu, ngành Nông nghiệp tập trung vào việc thực hiện các đề án chi tiết trên cơ sở vận dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất để phát triển mạnh những sản phẩm, lĩnh vực có lợi thế, như: Đề án phát triển chăn nuôi; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; Đề án phát triển cây ăn quả; Đề án phát triển chè vùng cao; Đề án hỗ trợ sản xuất ngô Đông trên đất hai vụ lúa; Đề án phát triển cây quế; Đề án phát triển cây măng tre Bát Độ; Đề án phát triển cây Sơn tra. Các đề án đang được triển khai đúng hướng, bước đầu đã đạt được các mục tiêu đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã thẩm định đủ điều kiện hỗ trợ 25/44 cơ sở chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên; 23/31 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 100 con/lứa/cơ sở trở lên; 37/39 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên; 61/59 cơ sở chăn nuôi lọn nái sinh sản quy mô 15 con trở lên; 26/46 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt; 133/133 lồng cá đủ điều kiện hỗ trợ; 20/20 cơ sở nuôi cá bằng quây lưới eo ngách, có diện tích mặt nước từ 1,0 ha trở lên; 333/340 ha cây ăn quả; 134/220 ha chè; 448/900 ha quế....
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ gắn với Đề án được ngành tham mưu với UBND tỉnh ban hành kịp thời, cơ bản đáp ứng đúng với nhu cầu và thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đến nay, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng lúa chất lượng, vùng chè, vùng cây ăn quả, vùng quế, vùng tre măng bát độ, vùng cây nguyên liệu giấy, vùng phát triển nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đồng thời xây dựng được một số mô hình sản xuất hữu cơ trong trồng trọt và trong chăn nuôi, sản xuất liên kết giữa vùng nguyên liệu với chế biến. Xu hướng sản xuất nông, lâm nghiệp được áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất tăng lên, giảm dần độc canh cây lúa, giảm diện tích gieo trồng cây hàng năm ở các nhóm cây như: cây lương thực có hạt, cây lấy củ, cây lấy sợi, chè, tăng mạnh diện tích cây cam, bưởi; tăng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sàn. Cơ sở hạ tầng thủy lợi, thủy sản được quan tâm đâu tư xây dựng, tu sửa, nâng cấp đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh và ổn định.
Hiện nay, một số vùng sản xuất tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đã được hình thành. Điển hình như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 2.500 ha, vùng sản xuất ngô hàng hóa 15.000 ha; Mô hình cánh đồng một giống lúa tại 02 huyện Văn Chấn, Văn Yên; Đã hình thành được các vùng cây ăn quả, đặc biệt là vùng cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.000 ha; hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, chất lượng cây giống ngày càng được được nâng cao; đến nay chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung cấp ra thị trường.
Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần chuyển biến sản xuất theo chuỗi, liên kết giữa các hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định sản xuất và nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản. Ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương xây dựng triển khai thực hiện một số mô hình sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm như: mô hình 10 ha sản xuất rau an toàn, hành lá xuất khẩu tại thành phố Yên Bái và huyện Văn Yên; mô hình chăn nuôi lợn, gà an toàn gắn với tiêu thụ tại thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên, Yên Bình. Đến nay, đã có nhiều Doanh nghiệp quan tâm, đầu tư, tham gia thực hiện chương trình liên kết sản xuất theo chuỗi. Việc quảng bá các sản phẩtn đặc sản tại vùng, miền; áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất; áp đụng các tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đã được các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân, quan tâm...
Với việc triển khai thực hiện Đề án, giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 3.068.093,15 triệu đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 24,71% trong cơ cấu tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm 2017 của tỉnh. Trong đó, giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghịệp ước đạt 2.320.805,56 triệu đồng, tăng 0,65%; Giá trị sãn xuất lâm nghiệp ước đạt 650.169,9 triệu đồng, tăng 4,96% (tăng 30.735,47 triệu đồng); Giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 97.117,69 triệu đồng, tăng 6,02% (tăng 5.518,16 triệu đồng). Kết quả đạt được của Đề án đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành và vượt mức 08 chỉ tiêu chủ yếu của ngành Nông nghiệp năm 2017.
Để đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương và gắn với xây dựng nông thôn mới; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và đổi mới phương thức chỉ đạo sản xuất; Tiếp tục thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn và tích cực triên khai các chương trình hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh với các doanh nghiệp lớn. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Triển khai hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho nông dân, gắn đào tạo nghề với tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, công nghệ cao; Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp; Xây dựng các mô hình khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại làm động lực để kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường; Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng.
Rà soát, xây dựng và hoàn thiện chính sách trong đó ưu tiên chính sách thu hút đầu tư; liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và ưu tiên nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế tập thể, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;