Học tập đạo đức HCM

Để "tàu 67" bám biển, vươn khơi

Thứ hai - 04/09/2017 06:58
Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách cho vay phát triển thủy sản ghi dấu mốc tròn ba năm kể từ khi chính thức triển khai vào cuộc sống. Hơn 1.000 con tàu được đóng mới, nâng cấp từ nguồn vốn vay này đã vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực mà chương trình mang lại vẫn còn một số bất cập, sai sót trong việc triển khai khiến không ít “tàu 67” mắc cạn, không thể ra khơi…

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến ngày 15-7-2017, các ngân hàng đã giải ngân cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá với giá trị 9.012 tỷ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỷ đồng, tăng 15,2% so với thời điểm 31-12-2016. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 1.005 tàu với số tiền cam kết cho vay 9.931 tỷ đồng… Là một trong những NHTM đầu tiên triển khai cho vay theo NĐ 67 của Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cam kết sẵn sàng dành nguồn vốn 5.000 tỷ đồng cho chương trình này. Tính đến tháng 6-2017, Agribank đã triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố ven biển. Đơn cử như tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Liệu, đến ngày 20-7-2017, chi nhánh đã đầu tư đóng mới 31 tàu cá với tổng dư nợ 370 tỷ đồng.

Mới đây nhất, NHNN nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa chương trình cho vay theo NĐ 67. Cụ thể, bên cạnh việc chủ động trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay vốn từ 7%/năm xuống 6,5%/năm, NHNN cũng yêu cầu các NHTM tạo điều kiện để khách hàng được vay vốn mức cao nhất theo quy định của NĐ 67, không bắt buộc chủ tàu phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm để triển khai đóng mới, nâng cấp tàu. Thậm chí, đối với trường hợp chủ tàu tạm thời gặp khó khăn về vốn đối ứng, NHNN chỉ đạo các NHTM thực hiện xem xét cho vay theo cơ chế vay thông thường để ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu…

Cần cơ chế hỗ trợ đồng bộ

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai NĐ 67 đến nay vẫn còn những vướng mắc cần được tháo gỡ, như: nhiều chủ tàu vay vốn đóng tàu, nhưng nguồn thu chưa đáp ứng so với phương án vay vốn ngân hàng cho nên phát sinh các khoản nợ quá hạn, NĐ 67 chưa có quy định cơ chế chuyển đổi chủ tàu, bảo hiểm tàu khi gặp sự cố tại vùng biển nước ngoài,...

Theo Phó Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Trần Văn Tần, đến thời điểm này, nhiều chủ tàu không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng khiến nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng gia tăng. Tổng hợp số liệu từ NHNN cho thấy, đến nay đã phát sinh 50 khoản vay với dư nợ 726 tỷ đồng bị quá hạn. Trong đó có 10 khoản vay bị chuyển nợ xấu với số tiền gần 136 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến khả năng trả nợ của chủ tàu bị hạn chế là do tàu đóng mới không bảo đảm chất lượng, không khai thác được mà phải nằm bờ, hoặc tàu đã đưa vào khai thác nhưng phải sửa chữa thường xuyên. Số tàu rơi vào tình trạng này lên tới 48 tàu. Ngoài ra, một số tàu khai thác không hiệu quả do nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, thời tiết diễn biến bất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến chủ tàu không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Liệu cũng chia sẻ thêm về khó khăn trong quá trình cho vay theo NĐ 67 là việc một số ngư dân không chứng minh được kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng tài chính, khả năng quản lý khi chuyển đổi từ đánh bắt truyền thống sang đánh bắt hiện đại. Chưa kể, trong quá trình tiếp cận hồ sơ vay, ngư dân hay thay đổi thiết kế tàu, công suất máy, dự toán,… Thời gian từ khi lập dự toán đến khi thi công đóng tàu thường kéo dài dẫn đến giá nguyên vật liệu thay đổi, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát chi phí đóng tàu. Bên cạnh đó, các mẫu thiết kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố thường không phù hợp với vùng biển đánh bắt của ngư dân cho nên hầu hết ngư dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tự liên hệ với các đơn vị thiết kế để thiết kế theo ý mình, dẫn đến mất thời gian, tốn kém chi phí,… và cũng là kẽ hở để một số người lợi dụng lập dự toán cao hơn thực tế, lấy tiền sử dụng vào mục đích khác. “Do vậy, chúng tôi cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên có bộ thông tin chuẩn về thiết kế, công suất máy, dự toán giá trị tàu… cho lĩnh vực đóng mới, nâng cấp tàu để ngân hàng, người dân có cơ sở định hướng trong đầu tư, tránh việc lợi dụng cho vay, đi vay vượt quá định mức, gây lãng phí vốn, không hiệu quả hoặc sử dụng vốn sai mục đích”, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Liệu nêu đề xuất.

Ngoài ra, một khó khăn nữa cũng đang được đề xuất tháo gỡ là chính sách bảo hiểm. Theo đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng kiến nghị Chính phủ sửa đổi nội dung NĐ 67, Thông tư của Bộ Tài chính về thời gian hỗ trợ khách hàng phí mua bảo hiểm tài sản (thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ,… được hình thành từ vốn vay) tối thiểu bằng thời hạn cho vay của ngân hàng. Việc khai thác thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần thủy sản trên biển là ngành có rủi ro cao; cùng với đó, tài sản bảo đảm cho khoản vay là chính con tàu nên khi rủi ro xảy ra (tàu bị chìm, bị bắt giữ…) khoản vay của ngân hàng có nguy cơ khó thu hồi. Do vậy, đại diện lãnh đạo Agribank cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngân hàng xử lý các khoản vay vốn theo NĐ 67 không thu hồi được.

Hiện nay, số khách hàng vay vốn theo NĐ 67 của Agribank là 549 khách hàng với 505 tàu đóng mới và nâng cấp, trong đó đóng mới tàu dịch vụ hậu cần là 87 tàu, tàu khai thác là 330 tàu và nâng cấp là 88 tàu. Tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng là 4.531 tỷ đồng, với dư nợ 3.836 tỷ đồng, trong đó 11 tỷ đồng là vốn lưu động. Tổng số tiền Agribank đã thực hiện cấp bù lãi suất cho khách hàng đến ngày 31-12-2016 là hơn 82 tỷ đồng, số phát sinh sáu tháng đầu năm 2017 là 90,4 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế đến ngày 30-6 là 172,7 tỷ đồng, không tính số dự thu hỗ trợ lãi suất.

 

 

Bài và ảnh: HỒNG AN
http://www.nhandan.com.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay44,078
  • Tháng hiện tại819,356
  • Tổng lượt truy cập91,993,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây