Học tập đạo đức HCM

Ðà Lạt: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp

Chủ nhật - 26/11/2017 09:34
5 năm qua, thành phố Ðà Lạt đã ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm thế mạnh. Trong đó, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành phố đặc biệt quan tâm.
Tính đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) của thành phố đã là 4.960 ha, chiếm 47,2% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Riêng diện tích rau, hoa và cây đặc sản ứng dụng công nghệ cao là 4.422 ha (gồm: rau, dâu tây, atiso là 2.864 ha; diện tích hoa: 1.558 ha), diện tích cây chè (chủ yếu chè cành chất lượng cao) là 210 ha, cà phê 328 ha; diện tích sản xuất rau theo quy trình VietGAP, GlobaGAP khoảng 780 ha. Quan tâm đặc biệt đến ứng dụng công nghệ cao vào khâu chọn giống và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; Đà Lạt đã thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, nhiều dự án như Chương trình nông nghiệp công nghệ cao, Chương trình nông thôn mới, Chương trình 30a... Thành phố thực hiện hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đã thực hiện 1.533 mô hình hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ giống ít hiệu quả sang sản xuất giống mới, giống mang lại giá trị kinh tế cao đối với các loại rau, hoa, chè, cà phê. Qua đó, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổ chức hội thảo đầu bờ, nhân rộng mô hình. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, từ các chương trình và các dự án bằng nguồn ngân sách tỉnh, thành phố đã phối hợp nghiên cứu, phục tráng, du nhập giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân và đưa vào ứng dụng nhân rộng, từng bước khắc phục tình trạng thoái h́ giống. Áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống như: công nghệ nuôi cấy mô tế bào, công nghệ lai tạo giống... đã tạo ra nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. 
 
5 năm qua, thành phố đã triển khai 28 đề tài khoa học, dự án khoa học và công nghệ với nguồn kinh phí 10,77 tỷ đồng; trong đó nguồn của tỉnh 751 triệu đồng, thành phố 7,6 tỷ đồng, nhân dân đối ứng 2,86 tỷ đồng. Ða số các đề tài, dự án khoa học về nông nghiệp đều được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 
 
Thành phố luôn quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trên địa bàn về khoa học, công nghệ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, qua đó tạo đà cho các sản phẩm nông sản đặc thù của Đà Lạt thâm nhập vào thị trường trong nước, quảng bá ra nước ngoài, kể cả những thị trường khó tính, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế. Đã xây dựng và phát triển các nhãn hiệu cho sản phẩm thế mạnh đặc trưng của Đà Lạt, 2 sản phẩm thế mạnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu, đó là “Rau Đà Lạt” và “Hoa Đà Lạt”. Bên cạnh đó, đã triển khai xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh khác như: Cà phê Cầu Đất Đà Lạt, Dâu tây Đà Lạt, Hồng Đà Lạt; ngoài ra, thành phố Đà Lạt đang phối hợp cùng các sở, ngành của tỉnh xây dựng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đây là thương hiệu riêng của Đà Lạt áp dụng cho các sản phẩm rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch nông nghiệp; qua đó nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm mũi nhọn nông nghiệp công nghệ cao. 
 
Hiện nay, hầu hết diện tích canh tác được cơ giới hoá khâu làm đất, áp dụng công nghệ invitro, giống mới, nhà kính, nhà lưới có điều khiển, công nghệ tưới kết hợp bón phân tự động và bán tự động, màng phủ PE, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, áp dụng quy trình canh tác thuỷ canh, canh tác trên giá thể, ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, sản xuất rau sạch, rau an toàn... Những trang trại ứng dụng công nghệ hiện đại là cơ sở để gắn nông nghiệp với du lịch. Xưa Đà Lạt hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên tươi đẹp, thì nay Đà Lạt còn được biết đến là thành phố nông nghiệp công nghệ cao, dẫn đầu trong cả nước về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; du lịch canh nông đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo làm phong phú thêm giá trị nhân văn do bàn tay lao động của con người, Đà Lạt thêm hấp dẫn du khách. 
 
Ông Võ Ngọc Hiệp - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết: Trong thời gian tới, Đà Lạt tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi khâu sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch; phát triển mạnh mẽ thương hiệu Đà Lạt đối với sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của thành phố. Hình thành liên kết giữa khoa học công nghệ với giáo dục, đào tạo, sản xuất, kinh doanh; chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện đặc thù của địa phương; đưa sản phẩm nông nghiệp của Đà Lạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập.
 
QUỲNH UYỂN/baolamdong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,887
  • Tổng lượt truy cập90,245,280
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây