Học tập đạo đức HCM

Ðông Xuân Phát huy truyền thống anh hùng trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 28/08/2014 20:03
Giữa những ngày thu tháng Tám lịch sử, về xã Ðông Xuân (Ðông Hưng) chúng tôi cảm nhận rõ sự khởi sắc của một miền quê giàu truyền thống cách mạng.
 
Nhà văn hóa thôn Lê Lợi 2 (xã Đông Xuân) được xây mới trên diện tích 2.700m2.
Trong suốt những năm tháng kháng chiến trường kỳ, ác liệt, Ðông Xuân - địa danh kiên cường đi vào lịch sử với những làng kháng chiến, thôn trang chiến gây tiếng vang lớn trong phong trào thi đua đánh đuổi giặc ngoại xâm của quân và dân Thái Bình. Ðông Xuân hôm nay lại một lần nữa thêm tự hào khi đang đi tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nằm ở phía Nam huyện Ðông Hưng, Ðông Xuân có vị trí chiến lược quan trọng với quốc lộ 10 và đường 218 chạy qua. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, xã là nơi địch tập trung đánh phá ác liệt. Nằm trong vòng vây của kẻ thù, quân và dân Ðông Xuân đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm, bảo vệ vững chắc mảnh đất quê hương. Ðối với Ðảng bộ và nhân dân Ðông Xuân, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ hy sinh nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, những người con Ðông Xuân đã dũng cảm đứng lên chống Pháp, mở Minh Tâm thư quán phụ trách tài chính cho Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội theo chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh. 2 bốt địch đặt trên địa bàn xã, bọn tề ngụy phản động bên trong cấu kết với lính bốt bên ngoài thường xuyên khủng bố, càn quét, vây bắt cán bộ, đốt phá nhà cửa, tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, Ðông Xuân đã thành lập 2 đội du kích: Ký Con và Thái Hùng, xây dựng làng kháng chiến, thôn trang chiến, phá tề diệt ác ôn, đánh phá đồn bốt, đánh địch hành quân, chống địch càn quét.
Nhân dân Ðông Xuân đã góp trên 35.000 ngày công đào hàng trăm hầm bí mật, xây dựng 4.350m giao thông hào, trồng 15.300 khóm tre, dựng 4 cổng làng của 2 thôn trang chiến: Ký Con, Quang Trung. Năm 1947, Chi bộ Ðảng của xã được thành lập, lãnh đạo nhân dân kháng chiến, phối hợp với du kích xã bạn đánh 56 trận, tiêu diệt, làm bị thương, bắt sống hàng trăm tên địch. Nhiều trận đánh tiêu biểu của du kích địa phương đã đi vào ký ức, trở thành niềm tự hào của quân và dân nơi đây, trong đó trận đánh diệt tề đợt 2 tháng 7/1950 là trận đánh mà dư âm còn đọng mãi trong lòng người dân Ðông Xuân. Ngày 25 - 27/7/1950, dân quân du kích xã đột nhập vào nhà 6 tên việt gian, diệt và phá tan lực lượng bảo an, thu được sổ sách, tài liệu và 1.700 thùng thóc, 13 khẩu súng trường, 5 khẩu súng ngắn, mở ra thời kỳ hoạt động công khai của du kích địa phương.
Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ trong 1 tuần, nhân dân Ðông Xuân đã đóng góp 17kg vàng, 16,5kg bạc, 6.500kg thóc, ngoài ra còn có hơn 700 người mua công trái. Trong các thời kỳ cách mạng, Ðông Xuân đóng góp nhiều sức người, sức của cho đất nước, hàng nghìn lượt thanh niên lên đường gia nhập quân đội, hàng trăm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… Với những thành tích xuất sắc, tháng 11/2004, Ðảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang xã Ðông Xuân vinh dự được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Ðơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Phát huy truyền thống cách mạng, giờ đây Ðông Xuân đang dần chuyển mình trên bước đường đổi mới. Chủ tịch UBND xã Vũ Văn Hùng cho biết: Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Ðông Xuân luôn tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang của các thế hệ đi trước. Những năm qua, Ðông Xuân không những nỗ lực vươn lên trên mọi lĩnh vực. “Bài toán” xóa đói, giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền xã giải đáp bằng nhiều quyết sách đúng đắn, tạo những bước đột phá quan trọng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay Ðông Xuân đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí, là một trong những lá cờ đầu của huyện Ðông Hưng về đích giai đoạn I năm 2014. “Biết tập trung quyết liệt vào thực hiện các tiêu chí cấp thiết và thiết thực vừa tạo khí thế phấn khởi trong dân, vừa nuôi dưỡng sức dân, vừa được lòng dân, từ đó khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của dân…” là một trong những bài học kinh nghiệm Ðông Xuân rút ra từ thực tiễn xây dựng NTM của địa phương. Con số 133,9 tỷ đồng do nhân dân đóng góp để thực hiện chương trình xây dựng NTM đã phần nào nói lên được sự đồng thuận của người dân nơi đây vì lợi ích chung, lâu dài.
Việc tự nguyện hiến đất, phá dỡ cổng dậu, tường bao… đã trở thành phong trào ở mỗi thôn, xóm, khu dân cư. 18,9km đường giao thông nông thôn, 9,2km giao thông nội đồng được cứng hóa. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư với việc cứng hóa 6,77km kênh mương, lắp đặt trên 1.000 cống bi. Xã cũng đã xây mới 1 nhà văn hóa và 1 sân thể thao của thôn, trạm y tế 2 tầng, 18 phòng. Nhân dân đầu tư 118 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang nhà ở dân cư và các công trình vệ sinh. Ðể phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa, Ðông Xuân khuyến khích nhân dân chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như: nuôi gà công nghiệp quy mô 10.000 con/lứa, vùng thâm canh lúa năng suất, vùng trồng cây vụ đông… Song song với phát triển nông nghiệp, địa phương còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ như làm bún, làm đậu… Hiện toàn xã có 6 doanh nghiệp, 183 cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ hoạt động hiệu quả.
Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn xã đạt 96%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,6 triệu đồng/năm (năm 2013), tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 2,6%. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì sôi nổi, hàng năm tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên 75%, 3/4 thôn đạt thôn văn hóa. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, số học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Công tác y tế, dân số duy trì tốt, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Ðảng bộ, chính quyền luôn đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
Ðể duy trì đà phát triển như hiện nay, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Ðông Xuân tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng các hoạt động  giáo dục, y tế, văn hóa… để thực sự cải thiện đời sống người dân một cách bền vững.
Nguồn: baothaibinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,592
  • Tổng lượt truy cập92,028,321
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây