Học tập đạo đức HCM

Đi tìm lời giải cho tương lai chợ truyền thống

Thứ bảy - 04/03/2017 09:38
Các nghiên cứu thị trường gần đây cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và họ đều bày tỏ mong muốn được tiếp xúc với những kênh bán lẻ hiện đại hơn, cao cấp hơn, đảm bảo chất lượng cho những hàng hóa mà họ lựa chọn. Điều này đặt ra câu hỏi về tương lai của các chợ truyền thống.

Bùng nổ kênh mua sắm hiện đại

Năm 2016, thị trường bán lẻ chứng kiến sự thâm nhập của nhà đầu tư tỷ phú Thái Lan chủ sở hữu thương hiệu Central Group mua đứt Big C Việt Nam. Thương vụ này đánh dấu thêm một chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam về tay người Thái, sau chuỗi Metro Cash & Carry. 

Song song với đại gia Thái Lan phải kể đến những nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nhà đầu tư lớn vào hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Với “đại gia” Hàn Quốc phải kể đến Lotte Mart  - một thương hiệu mới nổi tại Việt Nam nhưng đã kịp mở rộng quy mô khi đang sở hữu 12 trung tâm thương mại, siêu thị trên thị trường bán lẻ Việt. Đối với “ông lớn” Nhật Bản, cái tên AEON Mall đã trở nên đình đám tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương với 4 đại siêu thị thu hút số lượng lớn người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm.

Đi cùng các hệ thống siêu thị lớn, là sự xuất hiện hàng loạt cửa hàng tiện lợi thuộc sở hữu của các thương hiệu lớn xuất hiện ở khắp ngõ ngách tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội như: Circle K, Shop&Go… Và sắp tới còn có sự góp mặt của ông lớn 7 Eleven.

Không thua kém các đại gia nước ngoài, các nhà đầu tư nội địa cũng tập trung lực lượng để xây dựng hàng loạt các hệ thống siêu thị mini. Không thể không nhắc đến chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị của Tập đoàn Vingroup. Hiện tập đoàn này đã đi sâu vào từng ngõ ngách với chuỗi cửa hàng Vinmart, Vinmart+… lên đến hơn 1.000 cửa hàng trên toàn quốc. Cùng đứng trong cuộc đua thị trường bán lẻ, Coop.mart cũng đã và đang mở rộng quy mô và đưa ra nhiều chuỗi cửa hàng nhỏ đóng đô tại nhiều địa bàn trên cả nước.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini của cả ngoại và nội đang tạo ra những cơ hội mua sắm lớn cho người tiêu dùng Việt Nam. Chị Trương Lan Anh, người dân ở chung cư Trung Hòa, Nhân Chính (Hà Nội) cho biết, trước kia, muốn mua sắm các vật dụng thiết yếu, gia đình chị thường đợi đến cuối tuần mới vào siêu thị Big C để chọn mua thì nay chỉ cần xuống dưới tầng 1 tòa nhà chị đang ở đã có thể mua đủ loại hàng hóa từ thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát… cho đến các vật dụng thiết yếu khác tại cửa hàng Vinmart.

Phần lớn người tiêu dùng được hỏi đều bày tỏ sự hài lòng về ưu điểm của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini bởi yên tâm về chất lượng, nguồn gốc, giá cả được niêm yết rõ ràng và vị trí thuận tiện.....  

Tương lai nào cho các chợ truyền thống?

Theo nhận định của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, nếu như hàng loạt khảo sát những năm trước đây cho thấy kênh bán hàng truyền thống vẫn giữ thị phần chủ lực khi chiếm tới 70-80% doanh số thị trường, thì khảo sát mới nhất lại cho thấy một góc nhìn khác. Đó là sự dịch chuyển của người tiêu dùng từ chợ truyền thống, chợ dân sinh sang những kênh mua sắm hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Tỷ lệ người nói mua hàng tại kênh hiện đại đã lên đến 34%, còn số người người tiêu dùng vẫn chọn mua hàng ở chợ hay quầy tạp hóa đã giảm chỉ còn khoảng 60%. Độ chênh lệch rút xuống trong thời gian rất ngắn.

Chợ truyền thống trước làn sóng hội nhập

Điều này được lý giải, sự thay đổi điều kiện sống và mức sống cùng với những lo lắng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đã khiến người tiêu dùng dần tìm đến những điểm phân phối hàng hóa được bảo chứng tốt hơn và đáng tin cậy hơn thay vì mua hàng ở hệ thống chợ truyền thống, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa tự phát như trước đây.

Về số phận của các chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa trong tương lai, TS. Trịnh Kim Liên, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đưa ra một con số đáng suy nghĩ, đó là, trong số những người tiêu dùng được hỏi về xu hướng lựa chọn kênh bán lẻ trong tương lai thì không có một câu trả lời nào khẳng định sẽ lựa chọn cửa hàng tạp hóa để phục vụ cho nhu cầu mua sắm. Trong khi đó, trên 50% trả lời sẽ lựa chọn siêu thị, cửa hàng tiện lợi là nơi mua sắm thường xuyên cho mình. “Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao lên, họ đã có mong muốn sẽ được tiếp xúc với những kênh bán lẻ hiện đại hơn cao cấp hơn, đảm bảo chất lượng cho những hàng hóa mà họ lựa chọn” - TS. Trịnh Kim Liên nhận định.

Những diễn biến nói trên cho thấy một thực tế rằng, tương lai của các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, chợ dân sinh đang khá ảm đạm. Chị Minh Nguyệt, một người kinh doanh hoa quả lâu năm tại chợ dân sinh ngõ 1 Tôn Thất Tùng, cho biết, dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, doanh thu và lượng hàng tiêu thụ của cửa hàng giảm tới gần một nửa so với năm trước. "Tình hình kinh doanh e còn tiếp tục xấu đi. Bởi bao vây xung quanh mọc lên nhiều siêu thị quá", chị Nguyệt lo lắng nói.

Tuy nhiên, theo TS Liên, với những đặc tính về phong tục, tập quán, tiêu dùng, thói quen sinh hoạt, gắn bó đời sống… chợ truyền thống, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa vẫn sẽ còn đất sống và vẫn là kênh mua sắm không thể thiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, kênh mua sắm này muốn không bị các kênh bán lẻ hiện đại “đánh bật”, rất cần phải được tổ chức, nâng cấp lại, tạo môi trường ngăn nắp, thông thoáng, đăc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… cho phù hợp với xu hướng hội nhập  mới có thể hấp dẫn được người tiêu dùng trong thời gian tới.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,364
  • Tổng lượt truy cập92,650,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây