Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng nông thôn mới

Thứ năm - 27/04/2017 03:48
Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Thái Bình là một trong những điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn mới, tạo sức bật để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại, bền vững.
 

Niềm vui của người dân trên những con đường mới.

Kết quả tích cực

Là 1 trong 8 xã điểm của tỉnh xây dựng nông thôn mới (NTM), tháng 7/2013, Thanh Tân (Kiến Xương) cán đích trước 2 năm so với dự định. Với những cách làm sáng tạo, Thanh Tân đã trở thành xã kiểu mẫu trong xây dựng NTM. 

Ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, diện mạo của Thanh Tân đã có những đổi thay lớn lao với hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội khá hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 38 triệu đồng, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 20% trong cơ cấu kinh tế địa phương. Gần 4 năm sau đạt chuẩn, Thanh Tân tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu trở thành đô thị loại V vào năm 2020.

Tiến hành xây dựng NTM từ xuất phát điểm thấp, nhất là cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông nông thôn, giao thông nội đồng song cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hưng Hà đã đồng lòng đoàn kết để trở thành huyện đầu tiên của tỉnh cán đích NTM. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, huyện đã huy động tối đa các nguồn lực, trong đó đã huy động trên 200 tỷ đồng từ nhân dân để làm mới, cải tạo, nâng cấp trên 1.160km đường giao thông nông thôn và đường giao thông nội đồng. Bên cạnh đó, các địa phương còn tích cực tập trung đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. 

Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt hơn 10.300 tỷ đồng/năm thì năm 2016 tổng giá trị sản xuất đạt gần 12.800 tỷ đồng; 33/33 xã đều đạt mức thu nhập bình quân từ 32 triệu đồng/người/năm trở lên. Đặc biệt, hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn đã góp phần tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Điển hình như Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư xây dựng trại nuôi bò Úc với quy mô hàng vạn con hay Công ty Cổ phần Nước sạch Hưng Hà đã đầu tư dự án cấp nước sạch cho 17 xã trên địa bàn huyện...

Trong bức tranh NTM của Thái Bình hôm nay, từ kết quả của nhiều năm thực hiện và năm 2016 với nỗ lực vượt qua thử thách, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê, làm thay đổi một bước quan trọng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Với những bước đi đột phá cho riêng mình. Năm 2015 Hưng Hà đã trở thành huyện đầu tiên ở Thái Bình cán đích NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 200 xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 17,44 tiêu chí/xã, tăng gần 12 tiêu chí so với năm 2010; hết năm 2016 Thái Bình chỉ còn 63 xã chưa đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện cứng hóa 1.142km kênh mương cấp I loại 3 (đạt 62%), nạo vét hàng nghìn ki-lô-mét sông ngòi; xây dựng, nâng cấp 3.539km đường giao thông nội đồng (đạt 74%); đường trục xã 947,77km (đạt 67,5%); đường trục thôn 1.897,14km (đạt 59,6%); đường nhánh cấp I trục thôn 2.617,61km, đường ngõ xóm 2.141km; 28 trạm bơm, 248 cống đập, 20 trạm cấp nước sạch; 99 xã hoàn thành nâng cấp lưới điện nông thôn; 100% xã được sử dụng nước sạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 44,5%.

Nền tảng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Bám sát mục tiêu xuyên suốt của chương trình xây dựng NTM, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp, kinh tế - xã hội ở các địa phương có nhiều thay đổi tích cực, hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Sau dồn điền đổi thửa, chương trình xây dựng cánh đồng lớn tiếp tục phát triển, đã xuất hiện một số mô hình thuê, mượn ruộng, tích tụ ruộng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Qua đó từng bước làm thay đổi thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ của người dân, mở đường cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Cùng với đó, xác định cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư, thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đầu tư, đăng ký đầu tư vào nông nghiệp Thái Bình như Tập đoàn TH, Tập đoàn Trường Hải, Tập đoàn Lộc Trời..., hứa hẹn tạo nên diện mạo mới cho nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao.

Với vai trò là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, để đáp ứng mục tiêu của xây dựng NTM, các HTX hoạt động ổn định và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm có kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Hiện nay có 23 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tham gia liên kết với HTX, trang trại và nông dân trên địa bàn tỉnh; trong đó 164 HTX ký hợp đồng liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Vạn Đạt, Công ty TNHH Chế biến nông sản xuất khẩu Hải Dương... sản xuất hơn 20.000 tấn lúa giống/năm, 350 tấn rau màu; trên 200 HTX liên kết với các công ty phân bón, công ty thuốc bảo vệ thực vật cung ứng 40% lượng thuốc bảo vệ thực vật, 50% lân, đạm, kali cho nông dân theo phương thức trả chậm.

Thời gian tới, cùng với việc tiếp tục nỗ lực hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra, các cấp, các ngành của tỉnh tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 5/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Đây là nền tảng, tạo đột phá trong thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn Thái Bình.

Ông Đặng Xuân Cường, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Đức (Hưng Hà)


Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Tiến Đức đã làm mới, cải tạo được 212 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài gần 30km; xây dựng 9 tuyến giao thông nội đồng chiều dài 6,4km và nâng cấp gần 7km kênh mương thủy lợi. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa, góp phần giảm từ 25 - 30% chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.


Ông Đỗ Duy Bằng, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng trung ương Chi nhánh Thái Bình

 

Tại Thái Bình, Công ty Cổ phần Giống cây trồng trung ương tham gia liên kết sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa với các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Vũ Thư, Thái Thụy, Kiến Xương… với diện tích liên kết khoảng 2.000ha/vụ, thực hiện ký kết hợp đồng với nông dân qua các hợp tác xã. Qua mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, tôi nhận thấy cùng với xây dựng nông thôn mới, các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi mô hình hoạt động đã phát huy được vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân. Năng động trong hoạt động, trách nhiệm với nông dân, doanh nghiệp, đặc biệt là thực hiện tốt vai trò của mình là đại diện cho nhóm hộ nông dân thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở nông dân thực hiện tốt quy trình sản xuất, hợp đồng tiêu thụ nông sản đã ký kết với Công ty, nhờ đó góp phần ổn định hoạt động sản xuất của Công ty.

 

Bà Trần Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Liên Hạnh

 

Là 1 trong 3 doanh nghiệp chế biến lương thực của tỉnh được Bộ Công Thương cấp giấy phép xuất khẩu gạo, Công ty TNHH Liên Hạnh đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tại hai huyện Kiến Xương, Vũ Thư. Cùng với những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thời gian qua, những kết quả trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể là hệ thống hạ tầng nông thôn, hạ tầng đồng ruộng được đầu tư đã góp phần không nhỏ tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển. Không chỉ giảm thời gian thu mua, giao thông nội đồng được cứng hóa còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, cơ giới hóa trong thu hoạch được áp dụng rộng rãi giúp doanh nghiệp thu mua tập trung, bảo đảm chất lượng nông sản.

Đức Lợi - Mai Thư - Lưu Ngần /baothaibinh.com.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm319
  • Hôm nay23,290
  • Tháng hiện tại201,857
  • Tổng lượt truy cập90,265,250
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây