Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Quỳ hợp, Nghệ An

Thứ năm - 24/08/2017 22:27
Qua 7 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, toàn huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc được đánh giá là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Xác định chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, ngay từ khi ban hành nghị quyết số 17 - NQ/HU ngày 12/9/2016 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn toàn huyện thì đã ban hành được trên 35 văn bản các loại nhằm đôn đốc, đốc thúc các cơ quan, ban ngành đoàn thể đã tập trung quán triệt, triển khai, lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết đến các cấp, các ngành, các xã và chi ủy các xóm, bản trong toàn huyện.

Một góc Hồ " Thung Mây " trước cổng UBND huyện Quỳ Hợp - ảnh internet

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện có 05 xã đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt 15/19 tiêu chí: Thọ Hợp, có 02 xã đạt 8 tiêu chí, gồm các xã: Châu Cường, Châu Lý, 02 xã đạt 7 tiêu chí, gồm các xã: Châu Đình, Châu Hồng. 06 xã đạt 6 tiêu chí, gồm các xã: Châu Tiến, Châu Thái, Bắc Sơn, Nam Sơn, Văn Lợi, Hạ Sơn. 04 xã đạt 5 tiêu chí, gồm các xã: Châu Thành, Châu Lộc, Yên Hợp và Liên Hợp. Số tiêu chí đã đạt bình quân của toàn huyện là 9,4 tiêu chí/xã.

Riêng từ khi thực hiện nghị quyết số 17 - NQ/HU đến nay, UBND huyện chỉ đạo các xã thực hiện lồng ghép các chương trình dự án. Như  chương trình 135 tổ chức xây dựng được 01 công trình cầu tràn bản Xạt, xã Yên Hợp, bê tông hóa được 10,12 km đường giao thông nông thôn với số kinh phí thực hiện 20.355 triệu đồng; Xây dựng được 05 công trình thủy lợi: Đập bản Xạt, xã Yên Hợp, đập tràn bản Kèn, xã Châu Lộc, đập tràn Trung Thành, xã Châu Thành, đập tràn Bản Tèn xã Châu Tiến, đập tràn bản Khì, xã Châu Cường. Đầu tư kiên cố hóa được 7,78 km kênh mương với tổng kinh phí thực hiện: 11.834 triệu đồng; Xây dựng được 01 nhà hiệu bộ, 04 nhà văn phòng nhà trường, sữa chữa, nâng cấp 2 nhà trường và xây dựng 12 phòng học cho các trường trên địa bàn huyện với tổng kinh phí thực hiện: 10.459 triệu đồng; Xây dựng được 15 nhà văn hóa, sữa chữa, nâng cấp được 10 nhà văn hóa của các xóm bản, xây dựng 01 sân vận động xã Thọ Hợp, Xây dựng 03 trụ sở xã Nam Sơn, Hạ Sơn, 02 nhà văn hóa xã Châu Thành, Thọ Hợp với tổng kinh phí thực hiện 21.963 triệu đồng và tổ chức sữa chữa và nâng cấp 2 trạm y tế xã Châu Thành và xã Thọ Hợp với số kinh phí 251 triệu đồng.

 Trạm trưởng KN Qùy Hợp kiểm tra mô hình tại hộ Phạm Thị Hằng ở xã Thọ Hợp ( ảnh báo NN VN )- nguồn internet

Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, công tác tập huấn chuyển giao KHKT đã được UBND huyện chỉ đạo triển khai, phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tổ chức được 200 lớp tập huấn cho 2.000 người các kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi. Thực hiện chương trình đào tạo nghề cho nhân dân phòng Lao động - TBXH đã tổ chức đào tạo được 6 lớp nghề cho lao động nông thôn với số lượng 180 người tham gia, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện mở 30 lớp dạy nghề cho 981 học viên. Hội nông dân tổ chức được 6 lớp đào tạo nghề cho hội viên với tổng số 300 hội viên được tham gia học tập và được cấp chứng chỉ sau đào tạo, trung tâm khuyến nông mở 06 lớp cho 210 học viên…

Được sự quan tâm của UBND tỉnh và các ban ngành chức năng cấp tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực; Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa thị trường, tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác đạt cao, điển hình có mía đạt 120 triệu/ha, cam 1.500 triệu/ha, lúa đạt 125 triệu/ha, rau 96 triệu/ha như; Mô hình trồng cam chất lượng cao của hộ ông Bùi Ngọc Ánh, ông Nguyễn Trung Quân, Phạm Xuân Hợp xã Minh Hợp bình quân đầu tư 350 triệu/ha cho năng suất Cam là 25 tấn/ha cho thu hoạch 1,5 tỷ đồng/ha; Mô hình nuôi chăn nuôi cá giòn tại xã Châu Thái của hộ ông: Nguyễn Quang Vinh, xã Châu Thái cho thu nhập từ 350 triệu đồng/năm; Mô hình trồng giống lúa mới chất lượng cao tại các xã Châu Quang, Châu Thái, Châu Lý, Đồng Hợp, Châu Đình...

 
 
Mô hình vườn cam tại Quỳ Hợp - nguồn internet

Ngoài ra UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, các đơn vị trạm trại nông nghiệp chủ động nhân rộng được các mô hình phát triển sản xuất là: Mô hình chăn nuôi bò vàng địa phương xã Bắc Sơn; Mô hình bảo tồn gen bò vàng địa phương tại xã Châu Cường, Mô hình bảo tồn giống lợn cỏ địa phương tại xã Liên Hợp; Mô hình chăn nuôi dê tại xã Thọ Hợp.

Đến thời điểm hiện nay, với sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo, đã có 6 xã đã phấn đấu và hoàn thành tiêu chí thu nhập: Minh Hợp, Nghĩa Xuân, xã Tam Hợp, Châu Quang, Đồng Hợp và Thọ Hợp, đã và đang có có nhiều hộ dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao.

Huyện cũng đã chủ động thực hiện lồng ghép với chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường, các xã đã xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình nước sạch tập trung, bãi thu gom rác thải, cống rãnh thoát nước thải vệ sinh. Sau 01 năm thực hiện nghị quyết phong trào làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, phát động phong trào xây dựng “3 hố” để thu gom và xử lý rác thải được nhân rộng trong toàn huyện. Hiện tại toàn huyện có 05 xã đạt chuẩn NTM, huyện phấn đấu đến năm 2020 có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 13 - 17 tiêu chí, nâng mức tiêu chí đạt bình quân chung đến năm 2020 của cả huyện là 16,1 tiêu chí/xã, tăng 7 - 8 tiêu chí/xã so với năm 2016.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra huyện Quỳ Hợp tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, dễ hiểu, mục tiêu là làm cho người dân ở các thôn, xóm trong xã hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của huyện về xây dựng nông thôn mới, nhất là thống nhất về nhận thức và cách làm, đồng thời công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của cấp trên đến tận từng xã.

Theo infonet.vn

 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay34,972
  • Tháng hiện tại213,539
  • Tổng lượt truy cập90,276,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây