Học tập đạo đức HCM

Điểm tin báo chí ngày 12 tháng 9 năm 2016

Thứ ba - 13/09/2016 08:11

Điểm tin báo chí ngày 12 tháng 9 năm 2016

Trong ngày 12/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1.  Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:
Formosa phải tối ưu hóa xử lý môi trường mới được tiếp tục hoạt đông – Tác giả Chính Cương: Là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn tại cuộc họp nghe tình hình khôi phục sản xuất, ôn định đời sống sau sự cố môi trường của Ban Chỉ đạo 182 của Tỉnh ủy vừa diễn ra. Theo đó, đến nay tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ 3.748 tấn gạo cho 72.527 nhân khẩu; hỗ trợ 23.066,5 triệu đồng cho các chủ tàu, thuyền không lắp máy và lắp máy dưới 900CV; hỗ trợ 100% phí mua BHYT với 2.847 thẻ được cấp mới... Về khắc phục vi phạm trong xử lý chất thải, đã thực hiện phân tích mẫu nước thải 3 lần/ngày tại trạm xử lý nước thải sinh hóa; đang thiết kế xây dựng 2 bể tại xưởng xử lý nước thải sinh hóa và 2 bể xử lý nước thải sinh hoạt. Phía Công  ty Formosa đã xây dựng 16/16 kho lưu giữ chất thải; lắp hệ thống xử lý NOx, SO2 và lọc bụi tĩnh điện và lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục tại 9 nguồn thải ở 3 tổ máy đốt than của Nhà máy nhiệt điện, xưởng lò cao số 1, số 2. Các vị trí còn lại, Công ty cam kết sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị quan trắc trước ngày 31/12/2016. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh cần sâu sát hơn, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả các tổ giám sát; thảo luận kỹ về thẩm định và gắn trách nhiệm để đảm bảo chính xác, đúng đối tượng, dân chủ, công bằng...
Cẩm Lộc nuôi tôm đạt 500 triệu đồng/năm – Tác giả Phan Trâm: Trong thời gian qua, xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn xã có hơn 30 hộ với 25 ha nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh; có 3 hộ quy mô lớn, đạt thu nhập 500 triệu đồng/năm.
2.  Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Mục sở thị "táo thần kỳ" 4 năm không thối, không hỏng – Tác giả S.E.N: Một người nông dân ở Nhật Bản có tên Okinori Kimura đã trồng được những quả táo có thể để được tới 4 năm không bị thối, hỏng mà không cần cho vào tủ lạnh,không hề được sử dụng bất kỳ một loại thuốc sâu và phân bón nào. Thậm chí kể cả khi được cắt thành hai nửa và để trong không khí 2 năm thì những trái táo đặc biệt này vẫn không hề bị hỏng hay bị thối mà chỉ trở thành quả khô héo rũ hết hương.
Chiêm ngưỡng loài cá lóc hoàng đế giá nghìn đô mới vào Việt Nam – Tác giả Hải Đăng: Mới du nhập vào Việt Nam trong tháng 8 vừa qua, song cá lóc hoàng đế đã có giá bán lên đến hàng nghìn đô mỗi con kích thước 30cm, đặc biệt có con kích thước 80 – 90cm giá lên đến trên 6.000 USD (khoảng hơn 130 triệu đồng).
Kỹ sư cơ khí thành tỷ phú nhờ... cam, bưởi – Tác giả Việt Phương: Tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng nhiều người biết tới Hoàng Hữu Quốc khi anh làm chủ trang trại Bống Vàng tại quê nhà - xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ (Hưng Yên), là 1 trong những gương làm kinh tế giỏi tại địa phương. Trang trại Bống Vàng có quy mô hơn 6,5ha với cây trồng chủ lực cam đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn là chủ yếu; đồng thời anh mở rộng và tu sửa hệ thống ao và tập trung vào nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như chép lai, rô phi đơn tính và trắm đen. Doanh thu năm 2015 của trang trại Bống Vàng  đạt hơn 4,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lãi ròng 2,5 tỷ đồng.
3.  Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin:
Bắp ngoại “đè bẹp” bắp nội – Tác giả Đ.Quyên: Đang mùa thu hoạch bắp lai chính vụ nhưng giá bắp tươi đang chạm đáy (3.200đ/kg, tức khoảng 5.300đ/kg bắp quy khô) do bắp nhập khẩu ào ạt mà giá rẻ khiến người trồng bắp ngán ngẩm. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu cung ứng giống bắp lai trên thị trường cũng bị vạ lây, trong đó không ít doanh nghiệp thương hiệu giảm doanh thu 50% so với trước vì không bán được giống.Trước tình hình giá bắp thương phẩm trong nước rớt thê thảm do không cạnh tranh nổi bắp Nam Mỹ nhập khẩu, nông dân bắt đầu quay lưng với cây trồng này khiến các DN chuyên sản xuất, nhập khẩu các giống bắp lai cung ứng cho nông dân cũng sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu.
Cơ hội tôm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Australia – PV: Đoàn công tác của Bộ NN và PTNT do Thứ tưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu vừa có chuyến làm việc với Bộ NN và Thủy sản Australia về tăng cường hợp tác nông nghiệp giữa 2 nước. Trong cuộc trao đổi, Việt Nam bày tỏ ưu tiên xuất khâu tôm tươi nguyên con sang Australia. Đoàn Việt Nam cũng trao đổi về tăng cường xuất nhập khẩu trái cây giữa 2 nước. Trong những năm qua, Australia là thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng tương đối lớn về thủy sản của Việt Nam, trong đó tôm là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50.000-60.000 tấn.
Máy ép tác phân giải quyết môi trường trong chăn nuôi heo – Tác giả Thanh Sơn: Tại trại heo Xuân Bắc 5 (Đồng Nai) đang vận hành máy ép tách phân, công nghệ này bước đầu cho kết quả khá tốt. Theo tính toán, khi nuôi đủ công suất 10.000con, bình quân mỗi ngày trại Xuân Bắc 5 sử dụng hết 11 tấn thức ăn và thải ra 2 tấn phân cùng nước thải. Để xử lý chất thải cần đầu tư xây dựng hầm Biogas có sức chứa 16.000m3. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông Trần Như Nguyệt, chủ đầu tư trang trại heo Xuân Bắc 5 đã quyết định lắp đặt và sử dụng thử máy ép tác phân heo ra khỏi nước thải. Chi phí mua máy khoảng hơn 300 triệu đồng, tuy giá hơi cao nhưng khi sử dụng nước thải không đưa vào túi biogas mà đưa vào bể láng, từ đó bơm lên máy ép tách phân. Khi tới màng lọc, nước sẽ chảy vào túi Biogas còn phần chấ khô được ép và điều chỉnh theo độ ẩm khác nhau, khi đạt ẩm dưới 25% để làm phân bón vi sinh (hiện được bán với giá 15.000đ/bao).
Giống lúa MT 10 trên xứ Quảng – tác giả Đắc Thành: MT10 được trồng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đạt năng suất từ 63-70 tạ/ha. Đây là giống lúa chịu nóng tốt, được các ngành chuyên môn khuyến cáo phù hợp với khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Vụ HT 2016, Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Ngãi triển khai mô hình cánh đồng SX lúa “1 phải, 5 giảm” với diện tích 2ha tại đội 10 La Hà (xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa), sử dụng giống MT10. Cụ thể, lượng giống giảm 30kg/ha, phân bón và kali giảm 80kg/ha; thuốc BVTV giảm 1,5 lần phun – tổng tiết kiệm khoảng 2,6 triệu đồng/ha; nông dân đạt lãi ròng 11,5 triệu đồng/ha.
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 12-18/9) – Cục BVTV: Bệnh hạc lá, đốm sọc, vi khuẩn tiếp tục phát sinh gây hại trên các giốnre g nhiễm, giống lúa lai có bản lá to. 1. Trên lúa: Ở các tỉnh phía bắc: bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn; sâu cuốn lá nhỏ; rầy nâu – rầy lưng trắng; sâu đục thân 2 chấm; bệnh đạo ôn lá, cổ bông; các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ trên các trà lúa... 2. Trên cây trồng khác: Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại cho rau có chiều hướng gia tăng...
4.  Thông tấn xã Việt Nam đăng bài:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận thay "thủy lợi phí" - Tác giả Hoàng Thị Hoa: Tại phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Tờ trình Dự án Luật Thủy lợi và Luật Thủy lợi được trình bày. Nhấn mạnh rõ dự thảo luật này có phạm vi điều chỉnh liên quan đến vấn đề tưới và tiêu trong nông nghiệp, các đại biểu đã tập trung làm rõ những điểm mới của Dự án luật Thủy lợi, đó là quy định “giá dịch vụ” thay cho “thủy lợi phí” tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, việc thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi từ “phục vụ” sang “dịch vụ”; giúp người sử dụng dịch vụ nước từ công trình thủy lợi hiểu rõ bản chất hàng hóa của nước, coi dịch vụ nước là một dịch vụ đầu vào cho sản xuất…Cùng với đó, quy định mới về xã hội hóa trong đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi cũng được các đại biểu tập trung thảo luận. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, quan điểm xã hội hóa là cần thiết nhưng cần phân biệt rõ chủ thể quản lý nhà nước và chủ thể đầu tư có quyền quản lý khai thác công trình.
Tổng hợp: Minh Tâm
 
 
 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,181
  • Tổng lượt truy cập92,026,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây