Học tập đạo đức HCM

Điểm tựa cho nông dân làm ăn giỏi, xây dựng NTM ở Quảng Ninh

Thứ năm - 12/10/2017 03:01
Hơn 60.000 hộ nông dân (ND) đăng ký đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp giai đoạn 2014 - 2017 - đó là kết quả mà các hội viên cũng như Hội ND tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua. Để có được con số ấn tượng đó, ngoài sự dám nghĩ dám làm của các hộ ND thì không thể không kể đến vai trò “đòn bẩy” trong nhiều hoạt động của các cấp Hội ND tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ về vốn

 diem tua cho nong dan lam an gioi, xay dung ntm o quang ninh hinh anh 1

Ông Lại Hữu Chắn (thị trấn Tiên Yên) giới thiệu 4ha đầm nuôi cua của gia đình. Ảnh: Liễu Chang

Trong 5 năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh đã tổ chức 1.358  lớp tập huấn, chuyển giao, giới thiệu và ứng dụng khoa học kỹ thuật cho 84.216 lượt hội viên, ND về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, bảo quản chế biến nông sản và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi…
 

Tại Quảng Ninh, nhiều năm trở lại đây xuất hiện nhiều mô hình kinh tế theo hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, thu nhập trung bình của người dân vẫn thấp. Xuất phát từ thực tế này, Hội ND tỉnh đã triển khai việc đẩy mạnh phát triển các mô hình về kinh tế trang trại, gia trại...

Thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội ND Việt Nam trong phát triển  nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp ND Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, trong 3 năm  qua, Hội ND tỉnh đã tổ chức hoạt động tạo vốn Quỹ Hỗ trợ ND phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn là 26,6 tỷ đồng và đang cho 768 hộ vay phát triển sản xuất theo mô hình liên kết, tổ liên kết sản xuất. Tính đến nay, tổng cộng đã có 1.399 lượt hộ vay vốn Quỹ Hỗ trợ ND qua 106 dự án với số tiền 33,9 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND, nhiều hộ nông dân đã vượt khó vươn lên trở thành hộ sản xuất giỏi, trong đó nhiều hộ đã tự nguyện đóng góp hỗ trợ cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Thực tế hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh Quảng Ninh đã được khẳng định, là điểm tựa, là cơ sở để nông dân có điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vươn lên phát triển kinh tế, đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; củng cố và nâng cao niềm tin của hội viên  ND đối với Đảng và công cuộc đổi mới.

Bên cạnh nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND, để đáp ứng nhu cầu của ND, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Ninh luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng Sacombank tạo điều kiện cho các hộ ND có năng lực sản xuất nhưng thiếu vốn, các trang trại được vay vốn để phát triển sản xuất. Đến nay tổng dư nợ các nguồn vốn vay ủy thác, tín chấp thông qua Hội ND đạt 1.045,7 tỷ đồng với 30.228 hộ vay

Xuất hiện nhiều nông dân tỷ phú

Quảng Ninh hiện nay có nhiều hộ có mô hình kinh tế cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm, đồng thời còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục người lao động tại địa phương. Như hộ ông Lại Hữu Chắn (ở thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên) mỗi năm thu nhập bình quân đạt 1,2 tỷ đồng từ mô hình nuôi thủy sản, trồng rừng. Ông Chắn còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động; giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn về kinh nghiệm sản xuất…

Thông qua các hoạt động hỗ trợ ND vay vốn, Hội ND tỉnh còn triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức của một bộ phận ND, giúp họ mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn, công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các cấp Hội ND trong tỉnh tập trung vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); thực hiện dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất tập trung, làm nền tảng cho việc sản xuất  theo tiêu chuẩn VietGAP…

Ông Nguyễn Văn Đường-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhiều cấp Hội ND trong tỉnh còn hỗ trợ hội viên, ND tham gia các hình thức liên kết sản xuất; tổ chức cho các hợp tác xã, câu lạc bộ đi học tập các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại một số địa phương; hỗ trợ thiết kết logo, nhãn mác, bao bì, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm, tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh… 

Theo: Liễu Thị Chang/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay30,235
  • Tháng hiện tại223,328
  • Tổng lượt truy cập92,600,992
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây