Học tập đạo đức HCM

Điện Bàn: Mở rộng vùng chuyên canh hoa, cây cảnh

Thứ hai - 25/03/2013 20:29
Sự hình thành các vùng chuyên canh hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Điện Bàn (Quảng Nam) không chỉ giúp nhiều nông hộ có mức thu nhập ổn định mà còn mở ra hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Rực rỡ sắc hoa

Có mặt tại các vùng chuyên canh hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Điện Bàn, chúng tôi nhanh chóng nhận ra niềm phấn khởi của nhiều nông dân nơi đây. Ông Đinh Văn Nam ở thôn Quảng Lăng 4 (Điện Nam Trung) cho biết: Từ nhiều năm qua, 1ha diện tích đất canh tác hoa màu không hiệu quả đã được ông chuyển sang trồng hoa cúc. Mỗi tháng, ông thu hoạch 2 đợt vào dịp Rằm và mùng 1 âm lịch với khoảng 240 “bành” (mỗi bành khoảng 50 cây). Với giá bán 150.000 - 270.000 đồng/“bành”, gia đình ông thu được hơn 40 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng. “Trước đây, cũng như nhiều nông hộ trên địa bàn xã, gia đình tôi chỉ trồng các loại hoa màu. Sản xuất trên vùng cát trắng lại thiếu nước tưới nên năng suất cây trồng không cao. Nhờ tham khảo nhiều mô hình trồng hoa cúc trên vùng cát trắng, gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng cúc vài năm nay. Chúng tôi rất phấn khởi vì trồng cúc không quá khó mà giá bán lại ổn định, góp phần tăng thu nhập”, ông Nam nói.

Trong khi đó, gia đình ông Đoàn Văn Dũng ở thôn Quảng Lăng 4, xã Điện Nam Trung lại làm giàu nhờ trồng mai. Nhiều người tìm đến vườn mai của ông Dũng vào dịp Tết bởi: “Từ cách tạo dáng cho thân mai đến việc chuẩn bị cho hoa bung cánh đúng thời điểm đều chuẩn mực, đáp ứng đúng kỳ vọng của chúng tôi về thú chơi mai trong ngày Tết”.

Ông Dũng cho biết, thời điểm Tết Nguyên đán Quý Tỵ, ông nhận được hơn 100 đơn đặt hàng, ước tính thu được khoảng 500 triệu đồng. Ông tâm sự: “Từ quỹ đất trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế thấp, chúng tôi chuyển sang trồng hoa ngắn ngày từ hơn 10 năm nay. Với cách luân phiên thay thế cây giống đã chuẩn bị từ trước, mỗi năm gia đình đầu tư chăm sóc thêm hàng trăm chậu mai và bán được không dưới 100 chậu”.

Hiện, nhiều vùng chuyên canh trồng hoa, cây cảnh đã hình thành trên địa bàn huyện Điện Bàn. Vào thời điểm này, ở các thôn Hà Đông (xã Điện Hòa), Ngân Giang (xã Điện Ngọc), 7A (xã Điện Nam Đông)…, nhiều nông hộ đang hồ hởi bước vào chăm sóc cây sau Tết. “Thành quả cả năm có tốt đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm này. Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ đầu tư thêm để mùa xuân tới có những vụ hoa thắng lợi”, anh Trần Văn Phương (thôn 7A, Điện Nam Đông), chủ sở hữu hơn 500 chậu tắc (quất) nói.

Ưu tiên sản xuất

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Điện Bàn, các vùng chuyên canh hoa, cây cảnh được hình thành trên địa bàn huyện là một tín hiệu vui. Việc sản xuất tốt và bán hoa, cây cảnh được giá sẽ giúp các nông hộ cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Nguyễn Như Thịnh, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Điện Bàn cho biết: “Từ việc các mô hình trồng hoa, cây cảnh phát triển tự phát trong thời gian qua, Điện Bàn đã chủ trương giúp đỡ các hộ phát triển sản xuất, hình thành vùng chuyên canh. Điều này không chỉ mở rộng quy mô sản xuất mà còn giúp các hộ tiêu thụ sản phẩm ổn định”. 

Ông Thịnh cho biết, thời gian qua, Hội Làm vườn huyện Điện Bàn đã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, giúp các nông hộ trồng hoa được trang bị đầy đủ kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, Hội đã giúp các hộ ứng dụng công nghệ vi sinh (đề tài của Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Nam đã được nghiệm thu) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng hoa, cây cảnh. Điều này không những giúp nông dân hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn tăng chất lượng hoa.

Điện Bàn đang định hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, các cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nói chung, các loại hoa, cây cảnh nói riêng sẽ được chú trọng. Theo đó, huyện khuyến khích nông dân phát triển các vùng chuyên canh; sử dụng hợp lý và nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác; áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng các giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, các hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng sẽ được tăng cường. Điện Bàn đang có cơ chế hỗ trợ vốn vay, giúp các hộ trồng hoa đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa; tổ chức thực hiện các đề tài, các chuyên đề nghiên cứu, hỗ trợ sản xuất. Việc ưu tiên tập trung vào công tác giống cây trồng, nâng cao chất lượng giống, hoàn thiện các quy trình canh tác… cũng sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Nguyễn Quang Việt
Theo kinhtenongthon

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập816
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại50,327
  • Tổng lượt truy cập88,728,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây