Mang đến thời cơ, cơ hội và cả thử thách
Thế giới chúng ta đang sinh sống và làm việc đang thay đổi từng giờ, từng ngày, nhất là ở những quốc gia, khu vực phát triển. Và nhân tố thúc đẩy sự thay đổi đó thường được nhắc đến và ngày càng được nhắc tới nhiều hơn trên các kế hoạch, chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như thể hiện thường xuyên, đa dạng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhân tố đó mang tên “Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)”.
Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (phải) thăm ứng dụng công nghệ cao tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh: C.T
"Điều cá nhân tôi và Hội NDVN đặc biệt quan tâm, đó là vị trí, vai trò của người nông dân Việt Nam trong xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh. Trong xu hướng đó, nông dân Việt Nam có khả năng thích ứng, ứng dụng các công nghệ của nông nghiệp thông minh hay không?”. Chủ tịch T.Ư Hội NDVN |
Chính cuộc CMCN 4.0 được xác định sẽ làm thay đổi bộ mặt các nền kinh tế khi nó hiện diện. Nó mang đến những thời cơ, cơ hội to lớn, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro, thách thức không hề nhỏ. Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
- CMCN 4.0 và kỷ nguyên số hóa được nhấn mạnh không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tạo đà mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một phương thức chưa từng có để kết nối giữa con người với con người.
CMCN 4.0 thể hiện ở trong lĩnh vực nông nghiệp thường được goi là “Nông nghiệp 4.0” hoặc là “Nông nghiệp thông minh” và “Canh tác số hóa”. Đó là nền nông nghiệp dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông minh ứng dụng trong nông nghiệp. Các thiết bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ có thể tính toán như bộ não và giao tiếp kỹ thuật số. Nông nghiệp 4.0 mở đường cho sự tiến hóa tiếp theo, bao gồm những hoạt động không cần có mặt con người trực tiếp và dựa vào hệ thống thiết bị có thể đưa ra những quyết định một cách tự động…
Như cách hiểu ở trên, nông nghiệp thông minh đang được ứng dụng và tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ tại Mỹ, các quốc gia châu Âu và một số quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Đài Loan (Trung Quốc)…
Trong 2 năm 2016-2017, T.Ư Hội NDVN có tổ chức một số đoàn công tác đi nghiên cứu về sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và Nông nghiệp 4.0 nói riêng ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… Qua các chuyến nghiên cứu như vậy, chúng tôi nhận định cơ bản về Nông nghiệp 4.0 là sự kết hợp đồng bộ giữa công nghệ về giống; công nghệ chăm sóc gieo trồng, chăn nuôi; công nghệ tưới tiêu; công nghệ thu hoạch và bảo quản; công nghệ chế biến; công nghệ tự động hóa; công nghệ quản lý… Tất các các công nghệ nêu trên được tích hợp và điều khiển bởi công nghệ thông tin với các ứng dụng trên nền tảng Internet…
Nông dân Việt Nam có khả năng thích ứng, ứng dụng không?
Chưa hết, “Nông nghiệp thông minh” ở các quốc gia, vùng lãnh thổ nêu trên còn được vận hành theo chuỗi giá trị bởi các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiện đại và phù hợp mà vai trò, vị trí cũng như việc làm, thu nhập của người nông dân được đảm bảo tương đối công bằng so với lao động ở các lĩnh vực khác cũng đang chịu sự tác động không nhỏ của cuộc CMCN 4.0. Điển hình rõ nhất cho những điều tôi vừa chia sẻ đó là trường hợp của quốc gia Israel… Với tư cách là người đứng đầu của tổ chức Hội NDVN đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam, tôi mong muốn các diễn giả, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các đại biểu nông dân tiêu biểu có mặt tại diễn đàn ngày hôm nay thảo luận, đối thoại, trao đổi một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhận diện về tác động của CMCN 4.0 đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, tình trạng hiện nay và xu hướng trong tương lai.
- Cơ hội, thời cơ, cũng như thách thức, khó khăn nào mà cuộc CMCN 4.0 mang đến cho phát triển nông nghiệp nước nhà.
Điều cá nhân tôi và Hội NDVN đặc biệt quan tâm, đó là vị trí, vai trò của người nông dân Việt Nam trong xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh. Trong xu hướng đó, nông dân Việt Nam có khả năng thích ứng, ứng dụng các công nghệ của nông nghiệp thông minh hay không?
- Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Hội NDVN và các địa phương cần làm gì, hỗ trợ, định hướng, hướng dẫn, đào tạo như thế nào để nông dân chủ động nắm bắt những cơ hội to lớn, đồng thời vượt qua những rủi ro, thách thức không nhỏ mà cuộc CMCN 4.0 mang tới.
Với những nội dung gợi ý như vậy, thay mặt Ban tổ chức diễn đàn, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, đánh giá và nêu giải pháp cho những vấn đề nêu trên nhằm góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta, giúp người nông dân ở thế chủ động trong việc tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại tích hợp trong nền Nông nghiệp thông minh 4.0…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã