Học tập đạo đức HCM

Đinh môn Quyết tâm xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 24/02/2014 03:35
Có dịp trở lại xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ mới đây, chúng tôi cảm nhận được những chuyển biến mới trong đời sống của bà con nơi đây…

Tuyến đường về trung tâm xã Định Môn như gần hơn so với trước đây, bởi đường vừa mới được nâng cấp, mở rộng. Hai bên đường là những đóa hoa mười giờ, hoa sam, hoa sim… nở rộ. Cái nóng oi bức từ tuyến đường nhựa mang lại đã bị đẩy lùi bởi sắc hoa mà người dân và các hội đoàn thể chia nhau chăm chút dọc tuyến đường. Ở đây bà con hay nói vui, đó là hoa của Hội Liên hiệp Phụ nữ, kia là hoa của Xã đoàn… Bởi mỗi đoạn đường có các loại hoa khác nhau và do một đơn vị đoàn thể phụ trách chăm sóc. Chị Nguyễn Thị Phương Uyên, nhà ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai, nói: “Mỗi lần có dịp ra Cần Thơ tôi hay chọn đi bằng tuyến đường này vì tuyến đường từ Trường Thành ra Tân Thới đã xuống cấp, nhỏ hẹp, khó chạy xe. Còn tuyến đường ra Định Môn vừa rộng, vừa bằng phẳng, xe chạy bon bon. Hai bên đường trồng đầy hoa, nếu đi buổi trưa, hoa nở rộ, khoe sắc, mình cũng không còn ngán đường xa”. Không chỉ có tuyến đường nhựa xuyên qua xã được mở rộng, các tuyến đường đến các ấp cũng đã được nhựa hóa, bê tông hóa, giúp bà con đi lại thuận tiện, học sinh đến trường dễ dàng hơn. Theo ông Nguyễn Văn Lắm, Phó Chủ tịch UBND xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, hiện nay, gần 100% các tuyến lộ vào các ấp đã được lót đan, rải đá bụi…

 

 Cầu, đường ở Định Môn được xây dựng mới giúp học sinh đi học thuận tiện.

Theo kế hoạch, xã Định Môn sẽ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. Tuy nhiên, thời gian qua, xã đã tập trung hoàn thiện một số tiêu chí đã “có nền” từ trước, như: y tế, giáo dục… Ông Nguyễn Văn Lắm, Phó Chủ tịch UBND xã Định Môn, phấn khởi: “Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận thêm một trường đạt chuẩn quốc gia nữa để toàn xã có 3 trường đạt chuẩn, vượt yêu cầu của tiêu chí nông thôn mới. Ngoài ra, xã cũng vừa khánh thành trạm y tế vừa được xây dựng mới để chăm sóc tốt sức khỏe cho bà con”. Công tác chăm sóc y tế được coi trọng, dân trí nâng lên nên đời sống kinh tế- xã hội của bà con cũng ổn định. Từ đó, các thiết chế về văn hóa cũng được gìn giữ và phát huy. Nhiều năm liền xã giữ vững danh hiệu xã văn hóa…

 

Một trong những vấn đề được đảng ủy, UBND xã Định Môn quan tâm hàng đầu trong thời gian qua là đời sống của bà con dân tộc trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Lắm, Phó Chủ tịch UBND xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: “Toàn xã có 281 hộ dân tộc Khmer, trong đó, những hộ có hoàn cảnh khó khăn đều được cất nhà theo chương trình 134, nhà đại đoàn kết... nên ai cũng an tâm về nhà ở”. Nhà cửa ổn định nên nhiều người nghĩ đến chuyện làm ăn. Nhưng ở Định Môn, bà con dân tộc có ruộng đất nhiều chỉ chiếm số lượng ít. Hầu hết bà con đều không có ruộng đất hoặc ruộng đất rất ít nên khi gặp khó trong nguồn vốn, bà con không thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được. Trước thực trạng trên, UBND xã đã phối hợp cùng nhiều bà con ở các ấp tổ chức nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại lợi ích cao. Trong khi đó, các chương trình, dự án của Nhà nước cũng kịp thời được các cấp triển khai và phát huy hiệu quả. Chẳng hạn, Quyết định 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL. Quyết định ra đời đã đáp ứng nhu cầu và kịp thời giúp bà con đồng bào dân tộc thoát khỏi những băn khoăn, lo nghĩ. Từ nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, người thì nghĩ đến chuyện mua bán nhỏ, người chuyển từ làm thuê sang làm chủ… Ông Lắm cho biết thêm: “Mấy năm gần đây, xã có trên 100 hộ bà con dân tộc thuộc dạng nghèo, cận nghèo được vay vốn chuyển đổi ngành nghề với số tiền hơn 1 tỉ đồng để mua bán nhỏ, mua máy nông cụ, chăn nuôi… Nhờ vậy mà nhiều hộ thoát được nghèo”.

Gia đình bà Đào Vàng ở ấp Định Mỹ không ruộng đất nên sống chủ yếu bằng nghề mua bán nhỏ. Tiền lời mỗi ngày bà phải chi phí cho cả gia đình. Vì vậy, hôm nào bán ế là thâm vốn. Thiếu vốn, bà phải vay bên ngoài với lãi suất rất cao. Từ đó, tiền lời bà phải chia ra để đóng lãi, nợ không dứt. Khi Quyết định 74 của Chính phủ được triển khai, bà Vàng được hỗ trợ một phần và một phần vay với lãi suất thấp nên an tâm mua thêm hàng hóa, mở rộng điểm mua bán. Từ đó, tiền lời của bà mỗi ngày cũng tăng lên. Bà Vàng cho rằng, không có nguồn vốn vay và vốn ưu đãi của Chính phủ, gia đình bà không có được cuộc sống ổn định như hôm nay. Ông Lắm thông tin thêm, năm 2013, ở Định Môn có 3 hộ bà con dân tộc tham gia dự án “Thoát nghèo bền vững” của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ là hộ chị Đào Thị Thúy ở ấp Định Mỹ, chị Hoa Thị Duyên ở ấp Định Hòa A và anh Đào Lượng ở ấp Định Mỹ. Đến nay, các hộ này cũng đang trong quá trình hoàn vốn vì đã thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án.

Trong niềm vui, ông Nguyễn Văn Lắm, Phó Chủ tịch UBND xã Định Môn, vẫn còn không ít băn khoăn: “Thực tế, không ít bà con sử dụng đồng vốn vay hiệu quả. Tuy nhiên do điều kiện gia đình còn khó khăn, thiếu phương tiện sản xuất nên một số hộ không tìm được hướng ra, đảm bảo thu lợi từ đồng vốn vay nên lâm cảnh nợ lại hoàn nợ. Nhiều hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên gây khó khăn trong công tác thu hồi vốn. Một số hộ thụ động, không muốn thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước…”. Vì vậy, Đảng ủy, chính quyền xã Định Môn vẫn còn những trăn trở làm sao để bà con thoát nghèo nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Bài, ảnh: HÀ THANH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập871
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại746,357
  • Tổng lượt truy cập93,124,021
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây