Học tập đạo đức HCM

Đô Lương: Bước chuyển từ xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 02/11/2014 00:03
(Baonghean) - Về Đô Lương hôm nay, từ vùng chiêm trũng đến vùng đồi núi dường như được khoác thêm màu áo mới, đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa, nhà cửa khang trang, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện sau 3 năm xây dựng nông thôn mới.
Phát triển sản xuất nông nghiệp
 
Những năm qua, Đô Lương luôn xác định, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp mang tính bền vững trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Vì thế, huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, có các cơ chế, chính sách kịp thời để hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Tại xã Lưu Sơn, 2 năm qua vụ đông đã thực sự trở thành vụ chính. Trên những cánh đồng trải dài bên bờ sông Lam thuộc xã Lưu Sơn là ngút xanh của các loại cây vụ đông như bí, bầu, đậu cô ve … vợ chồng bà Trần Thị Sâm ở xóm Phú Thọ đang thu hoạch ngọn bầu,  cho biết: Trồng bầu khoảng gần 1 tháng là có thể hái ngọn bán. Gia đình tôi trồng 2 sào bầu, hàng ngày bán ngọn được từ 300.000 - 350.000 đồng. Thu hoạch trong vòng gần 3 tháng, tính ra bình quân đạt 4,5  triệu đồng/sào/3 tháng, trừ chi phí còn lãi 3,8 - 4 triệu đồng. Đầu ra cho ngọn bầu rất thuận lợi, ngoài bán cho các chợ quê thì hiện nay nhiều nhà hàng, khách sạn ở TP. Vinh về tận nơi để đặt hàng.  
 
Hệ thống kênh mương ở Thịnh Sơn - Đô Lương cơ bản đã kiên cố hóa.
Hệ thống kênh mương ở Thịnh Sơn - Đô Lương cơ bản đã kiên cố hóa.
 
Ông Đào Văn Tài - Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn cho biết thêm: Trước đây bà con vẫn chỉ coi vụ đông như một vụ làm thêm, canh tác nhỏ lẻ. Từ năm 2010 đến nay, vụ đông đã trở thành vụ chính. Xã có cơ chế trích ngân sách hỗ trợ 30% giá giống, hỗ trợ kinh phí bơm tưới khi nắng hạn, tập huấn KHKT cho bà con nông dân…; từ đó quy hoạch mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, từ chỗ chỉ làm 40 ha, đến thời điểm này đạt trên 80 ha (chủ yếu trên đất hai lúa). Cây vụ đông được trồng tập trung, cơ cấu đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế như bầu, bí, đậu cô ve, dưa chuột … Vì vậy, vụ đông đạt giá trị trên 80 triệu đồng/ha/vụ. Năm 2010, thu nhập bình quân của người dân ở Lưu Sơn là 17 triệu đồng/người/năm, năm 2014 đạt 26,5 triệu đồng/người/năm. 
 
Ông Trần Doãn Hùng - Trưởng phòng NN&PTNT, Phó ban chỉ đạo NTM huyện Đô Lương nói thêm: Thực tế trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương cũng đã tự tìm được thế mạnh riêng để khai thác hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Như ở các xã Tân Sơn, Đông Sơn đã xây dựng được cánh đồng giá trị cao; các xã Ngọc Sơn, Bồi Sơn phát triển khá mạnh chăn nuôi bò; các xã Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây... trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, ở các địa phương vẫn còn tình trạng diện tích sản xuất của từng nông hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa triệt để, thiếu vốn sản xuất. Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, việc trước mắt là thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
 
Xây dựng hạ tầng từ huy động sức dân
 
Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong những mũi nhọn quan trọng của xây dựng NTM. Trong những năm qua, ở Đô Lương ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án, huyện đã phát huy được sức mạnh cộng đồng, huy động sức người, sức của, tiền đóng góp của nhân dân để góp phần xây dựng hạ tầng nông thôn.
 
Chúng tôi về xã Thịnh Sơn, điểm sáng về phát huy cộng đồng xây dựng hạ tầng nông thôn (hiện đã đạt 18/19 tiêu chí). Hệ thống giao thông từ đầu đến cuối xã đều được nhựa hóa và bê tông hóa; trên những cánh đồng, hệ thống kênh mương đã được bê tông. Tại xóm 10 (xóm khó khăn nhất xã), bà Hoàng Thị Lý - Bí thư kiêm trưởng xóm, chia sẻ: Xóm có 85 hộ, 345 nhân khẩu, do ở địa thế vùng núi, giao thông trở ngại nên đời sống bà con còn khó khăn. Tuy nhiên, khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, người dân đều đồng lòng ủng hộ. Hiện nay, 100% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa với tổng chiều dài 2,5 km, xây dựng xong nhà văn hóa trên 500 triệu đồng … Theo bà Lý thì sau khi tiếp nhận chủ trương, Ban chỉ đạo xóm cùng với cán bộ xã đã tổ chức họp dân để bàn bạc, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nội dung tiêu chí nông thôn mới như: thi đua sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; đóng góp tiền, của, công sức, hiến đất đai, hoa màu, vật kiến trúc… để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tất cả đều được bàn bạc công khai nên nhân dân ủng hộ cao. Ngoài việc bỏ ra ngày công để tham gia làm đường giao thông, nhân dân xóm 10 đã đóng góp 2 đợt bằng tiền là 2,5 triệu đồng/nhân khẩu, trong đó có hộ anh Nguyễn Viết Thanh ủng hộ 15 triệu đồng, hộ anh Nguyễn Đình Dũng ủng hộ 15 triệu đồng. Xóm còn hiến 6,4 ha đất làm giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, trong đó nhiều hộ hiến đất nhiều như hộ bà Nguyễn Thị Ngọ hiến 1.000 m2 đất …
 
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2014, Thịnh Sơn đã huy động được hơn 48 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 1 tỷ đồng), hơn 13.060 ngày công, hiến đất trên 13.000 m2. Lũy kế huy động tính từ năm 2010 đến nay là 132 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 10 tỷ đồng, hiến đất 57.206 m2. Với sự ủng hộ tích cực của cộng đồng, đến thời điểm này Thịnh Sơn cơ bản đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng: xây dựng được 11 km đường nhựa trục chính liên xóm và hàng chục km đường bê tông ngõ xóm, hoàn thiện 14 km kênh bê tông nội đồng, tất cả các xóm đều xây dựng mới nhà văn hóa cộng đồng trị giá 500 triệu đồng/nhà… Xã đang tích cực đẩy nhanh tiến độ nhà văn hóa xã trị giá trên 5 tỷ đồng, nâng cấp sân vận động để kịp về đích nông thôn mới năm  2014.
 
Ngoài điểm sáng Thịnh Sơn, các xã trên địa bàn huyện cũng có nhiều kết quả trong đầu tư hạ tầng. Toàn huyện đã xây dựng, nâng cấp 326 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và 1.726 cầu, cống dân sinh; nâng cấp 36 công trình trạm bơm, hồ đập, công trình thủy lợi; kiên cố, nâng cấp 818 km kênh mương và cải tạo 2 km đê. Xây dựng mới, tu sửa nâng cấp được 57 trường học các cấp, xây dựng mới 12 trạm y tế xã, 14 nhà văn hóa xã... 10 tháng đầu năm 2014, toàn huyện Đô Lương đã huy động thêm được 283 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp trên 40 tỷ đồng, toàn huyện hiến 145.791 m2 đất. Nhiều xã phát huy tốt sức mạnh cộng đồng, đóng góp xây dựng NTM như xã Mỹ Sơn nhân dân đóng góp 6,2 tỷ đồng, Trù Sơn 3,5 tỷ đồng, Tân Sơn 1,3 tỷ đồng… Đến thời điểm này, Đô Lương đã có 1 xã đạt 18 tiêu chí, 2 xã đạt 13 tiêu chí, 4 xã đạt 12 tiêu chí, 1 xã đạt 11 tiêu chí…
 
Để Chương trình xây dựng NTM mới đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới huyện Đô Lương tiếp tục tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, lấy nền tảng sức dân là cơ bản; các ngành hỗ trợ, định hướng nhằm giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí đã được đề ra.
Bài, ảnh: Văn Trường
Theo: baonghean.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập637
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm636
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại792,388
  • Tổng lượt truy cập93,170,052
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây