Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

Thứ hai - 06/05/2013 03:13
Nhằm tạo bước tiến đột phá trong việc tìm kiếm thị trường mới, trong những năm qua nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng cao tại Tp. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh nhiều chương trình đưa hàng Việt Nam về với người tiêu dùng ở nông thôn. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp mà cả bản thân người tiêu dùng ở nông thôn.

 

Doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

Bà con nông thôn đã quen dần với các thương hiệu hàng sản xuất trong nước. Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo nguồn tin từ Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết, qua 4 năm tổ chức, phiên chợ Hàng Việt về nông thôn đã cán cột mốc thứ 100. Phiên chợ hàng Việt về nông thôn thứ 100 đã được tổ chức tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) từ ngày 12 đến ngày 14/4.

Cũng theo thông tin từ Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thì tính đến thời điểm hiện tại, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn đã diễn ra tại 28 tỉnh, thành phố, từ 10 DN ban đầu, nay có đến gần 200 DN đồng hành cùng chương trình. Đến nay, doanh thu đã đạt hơn 95 tỷ đồng từ các phiên chợ được tổ chức và có gần 1,4 triệu lượt người đến tham quan mua sắm.

Trong các DN tham dự, có rất nhiều thương hiệu hàng Việt của Tp Hồ Chí Minh. Có thể nói, người tiêu dùng nông thôn ngày nay đã quen thuộc với các thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao của thành phố như Kim Hằng, Duy Tân, HappyCook, Vĩnh Thuận, NaMilux, nhựa Duy Tân, Nutifood, bột giặt CFC, bột giặt Lix... Ðối với DN tham gia các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, đây là cơ hội để kiểm tra lại mức độ đáp ứng thị trường nông thôn về mẫu mã, giá cả, bao bì, trọng lượng có đáp ứng nhu cầu không.

Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết: “ tại các phiên chợ cũng sẽ có rất nhiều các đại lý bán hàng, tiểu thương, các doanh nghiệp nhỏ chuyên phân phối các sản phẩm tại các địa phương đến tham quan và đây là cơ hội cho DN mở rộng hệ thống phân phối sau khi chấm dứt phiên chợ. Vì thế, sau mỗi phiên chợ, DN có thể thêm từ hai đến ba đại lý mới và thị phần có thể tăng 30% so trước khi tham dự phiên chợ. Đồng thời, bên cạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tiếp, tại các phiên chợ nông thôn, các DN còn được tham gia nhiều chương trình xã hội để nâng tầm thương hiệu như dự các buổi huấn luyện kỹ năng bán hàng cho các tiểu thương tại địa phương, tham gia các buổi trình diễn văn nghệ, giao lưu với người tiêu dùng, tặng quà các hộ nghèo...”.

Đối với các doanh nghiệp, khi bán hàng trực tiếp tại các phiên chợ hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn thì đó còn là  một kênh quảng bá thương hiệu rất hiệu quả, chi phí thấp, lại có cơ hội tiếp cận với khách hàng, hiểu rõ hơn họ cần gì, mong muốn gì... Ðây cũng là dịp các DN có thể nghiên cứu, tìm ra các sản phẩm mới thích hợp, đáp ứng nhu cầu riêng của từng vùng, miền. Ngoài ra, cũng là cơ hội cho DN nắm bắt được các nguyên, nhiên liệu, các nhà cung cấp đầu vào trực tiếp cho việc sản xuất của mình.

Mặt khác, các mặt hàng của các doanh nghiệp có thể len lỏi, gắn kết hơn với cuộc sống của người dân, qua đó dần dần thay thế hàng ngoại nhập. Từ đây, một thị trường rộng lớn được mở ra giúp các doanh nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm trong hoàn cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn.
Về phía người tiêu dùng ở nông thôn, có thể nói các phiên chợ hàng Việt đã giúp họ tận mắt thấy, nhìn các sản phẩm Việt Nam đích thực, được giới thiệu bởi chính nhà sản xuất, được tư vấn, giải thích cặn kẽ cách sử dụng, công năng và giá luôn ưu đãi hoặc kèm các chương trình khuyến mãi, quà tặng. Từ đó, người tiêu dùng ở nông thôn thấy được sự đa dạng của hàng hóa Việt Nam, có được những thông tin để so sánh, đánh giá về giá cả và chất lượng hàng Việt so với hàng ngoại, hàng lậu đang được bày bán trên địa bàn.

Bà Hạnh còn cho biết thêm: “đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn là một quá trình bền bỉ và lâu dài của các doanh nghiệp để tạo nên hiệu quả thiết thực trong cuộc vận động “ Người Vệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vì thế trước mắt dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức phiên chợ hàng Việt về với nông thôn trong 3 ngày (từ ngày 4- 6/5/2013) tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với hơn 35 doanh nghiệp tham gia.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả, nhưng sau 100 phiên chợ hàng Việt về nông thôn được tổ chức, các chuyên gia cho biết, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Phần lớn các DN tham dự đều đang thiếu kinh phí để khảo sát thị trường, vì đều là DN vừa và nhỏ. Mặt khác, một số đại lý hàng Việt Nam sau các phiên chợ nông thôn cho rằng, sự cam kết uy tín của hàng Việt Nam vẫn còn thấp, chất lượng ban đầu rất tốt nhưng sau giảm dần, lợi nhuận và chiết khấu còn thấp hơn so với hàng liên doanh, hàng ngoại. Bên cạnh đó, việc giao hàng cũng thiếu tính ổn định, ít hỗ trợ quảng cáo, chưa có nhiều các chương trình khuyến mãi và cũng rất ít có các chương trình hỗ trợ cho người bán hàng. Vì thế, nhiều loại hàng hóa sau phiên chợ đã bị người tiêu dùng lãng quên.

Theo tapchitaichinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập966
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại780,118
  • Tổng lượt truy cập93,157,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây