Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp-nông dân: Mấu chốt để phát triển nông nghiệp hàng hóa

Thứ sáu - 16/09/2016 00:05
Để phát triển nông nghiệp hàng hóa, cần phải liên kết doanh nghiệp và nông dân để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu.

Lúa gạo là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có chủ trương thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” trên tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là các cây kinh tế chủ lực mà quan trọng nhất là cây lúa. Mục đích của chương trình là tập hợp những nông dân có diện tích đất nhỏ liên kết lại với nhau để hình thành những cánh đồng lớn nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất ra lượng hàng hóa lớn chất lượng cao để cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

doanh nghiep-nong dan:mau chot de phat trien nong nghiep hang hoa hinh 0
PGS. TS. Dương Văn Chín (đầu tiên bên phải) trên đồng lúa của Tập đoàn Lộc trời

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN” tổ chức tại Hà Nội ngày 15-16/9, đại diện Tập đoàn Lộc trời đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng quan hệ doanh nghiệp – nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị

Hưởng ứng chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn do nhà nước phát động vào đầu năm 2011, Tập đoàn Lộc trời đã tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trên qui mô lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Trên cở sở các chủ trương chính sách của nhà nước, thu thập các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện có, xây dựng các nhà máy, hợp tác với nông dân để sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị.

Nông dân được đầu tư trọn gói ứng trước vật tư đầu vào không tính lãi xuất ngân hàng, chuyển giao khoa học kỹ thuật bởi lực lượng “3 cùng” và sản phẩm hạt lúa làm ra được thu mua toàn bộ bởi Tập đoàn. Vị thế của người nông dân được nâng lên vì có quyền quyết định bán lúa lúc nào và với giá nào. Tập đoàn đã có được sản phẩm gạo ổn định, an toàn, truy xuất được nguồn gốc phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu . Kinh doanh lương thực đã có lợi nhuận và Tập đoàn đã xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp là Hạt Ngọc Trời cho gạo nội địa và VB Rice cho gạo xuất khẩu  góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt nam.

Từ năm 2010 trở về trước, một số mô hình liên kết trong trồng lúa mang tính tự phát đã hình thành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những cánh đồng mô hình có diện tích từ 2-3 ha đến hàng trăm ha được hình thành với các tên gọi khác nhau như: Cánh đồng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “cánh đồng 1 giống”, “cánh đồng hiện đại”, “cánh đồng lúa chất lượng cao”, “cánh đồng lúa thâm canh theo VIETGAP”, trong đó Tập đoàn Lộc Trời có mô hình với tên gọi “cánh đồng liên kết 4 nhà”.

Theo mô hình của Tập đoàn Lộc trời, doanh nghiệp cung cấp vật tư cho nông dân ở cánh đồng lớn trong vòng 120 ngày không tính lãi suất ngân hàng bao gồm hạt giống lúa cấp xác nhận , phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng về nhà máy miễn phí, sấy lúa miễn phí, cho lưu kho lúa  khô sau khi sấy trong 30 ngày không tính phí lưu kho. Tập huấn kỹ thuật  trong tất cả các khâu canh tác thông qua lực lượng “3 cùng” tại chỗ.

Hướng dẫn cách ghi chép “Sổ nhật ký đồng ruộng”, xử lý số liệu để hạch toán kinh tế. Ngoài ra những thông tin về thị trường lúa gạo trong nước, khu vực và quốc tế cũng được lực lượng “3 cùng” cung cấp cho nông dân. Số liệu trung bình về giá lúa thị trường vùng ĐBSCL được niêm yết công khai hàng ngày tại mỗi nhà máy.

doanh nghiep-nong dan:mau chot de phat trien nong nghiep hang hoa hinh 1
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tích cực phục vụ xuất khẩu

Gắn kết trách nhiệm

Về phía doanh nghiệp, Tập đoàn Lộc trời tìm hiểu, cập nhật những chính sách mới của nhà nước, những chính sách liên quan đến sự hổ trợ của nhà  nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn  để vận dụng trong quá  trình hoạt động của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xây dựng mối quan hệ với các nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành nhằm tăng tính cạnh tranh.

Tập đoàn đã thành lập một cơ sở nghiên cứu khoa học là Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành  tại tỉnh An Giang, chuyên đảm nhận việc điều phối các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, các thành tựu khoa học của các viện, trường trong nước cũng như quốc tế đã được doanh nghiệp thực nghiệm lại trên từng vùng đất cũng như mùa vụ khác nhau để kiểm nghiệm lại kết quả. Sau khi kết luận được hiệu quả thực chất của những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sẽ quyết định mua bản quyền khai thác để phục vụ rộng rãi quảng đại bà con nông dân và kinh doanh.

Liên kết với các doanh nghiệp khác cũng là một trong những chìa khóa tiến tới thành công. PGS. TS. Dương Văn Chín, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (DTARC) thuộc Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, nhiều công ty trên thế giới mong muốn hợp tác với Tập đoàn để  chuyển giao những sản phẩm hữu cơ sinh học về nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng . Các tập  đoàn quốc tế lớn về thực phẩm tìm đến để thương lượng mua sản phẩm hạt gạo an toàn. Một ngân hàng nổi tiếng  trên  thế giới là  Standard C-harter đã đầu tư vào bằng hình thức mua cổ phiếu để hổ trợ xây dựng cánh đồng lớn với ngân sách 70 triệu USD.

Về phía nông dân, với mảnh đất mà mình đang có quyền sử dụng, nông dân hợp tác với doanh nghiệp để sử dụng đất trồng lúa theo những điều khoản đã ký kết. Nông dân thực hiện các khâu canh tác theo qui trình đã thống nhất từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch.

Mỗi nông dân trong mỗi vụ đều được phát “Sổ nhật ký đồng ruộng” để ghi chép đầy đủ các hoạt động theo thời gian suốt vụ. Các thông tin này là cơ sở để truy xuất được nguồn gốc của hạt gạo. Những ghi chép  quan trọng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng loại , đứng lượng , đúng lúc, đúng cách) để đảm bảo hạt gạo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật . Thu hoạch đúng độ chín và vận chuyển  về nhà máy  ngay sau khi thu hoạch cũng là điều kiện bắt buộc để đảm bảo chất lượng cao của hạt gạo.

Hợp tác hóa nông nghiệp

Trong lịch sử, Việt Nam đã từng  tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp bắt buộc dẫn đến năng suất lao động thấp và thất bại. Tuy nhiên, hiện nay với nền nông nghiệp tiểu điền, mỗi nông dân cá thể với mảnh đất nhỏ, tự quyết định trồng giống gì và kỹ thuật như thế nào nên sản phẩm làm ra không đồng nhất, khối lượng không lớn, giá trị không cao.

Vì vậy, doanh nghiệp nên vận động nông dân làm ăn tập thể đễ dễ dàng áp dụng đồng loạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất, gia tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Vị thế của nông dân tham gia cánh đồng lớn đang dần thay đổi, không còn lệ thuộc vào thương lái mà có được quyền quyết định bán sản phẩm do mình làm ra vào lúc nào và với giá nào. Doanh nghiệp cũng chủ động có được hạt lúa với khối lượng lớn, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tính an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu./.

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm221
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,650
  • Tổng lượt truy cập92,580,314
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây